Tổng thống Trump và Đức Giáo hoàng Phanxicô có thể là đối tác ở đâu?

Bản năng tự nhiên sẽ dự báo một mối quan hệ trắc trở giữa Mỹ và Vatican bao lâu Donald Trump và Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn là những nhân vật lãnh đạo, nhưng vẫn có ít nhất ba lĩnh vực trong đó quan hệ đối tác đáng ngạc nhiên giữa hai bên có khả năng xuất hiện.

 

 

Thách thức đến cùng sự khôn ngoan chính trị truyền thống, Donald Trump đã làm choáng váng thế giới vào tối thứ ba vừa qua [8-11-2016] bằng việc đắc cử tổng thống Mỹ. 

Với vai trò mà Mỹ đang đóng trên sân khấu toàn cầu, các diễn viên trên khắp thế giới hiện nay đang cố gắng để nhận ra chiến thắng của Trump có ý nghĩa gì theo chiều hướng mà Mỹ đang thực hiện, và cách tốt nhất để phản ứng.

Lẽ tất nhiên một trong những diễn viên đó là Vatican. 

Sử dụng các phạm trù nổi tiếng của Joseph Nye, thì Vatican là “quyền lực mềm” quan trọng nhất của thế giới, tôn giáo chính duy nhất trên thế giới có tại cốt lõi của mình một nhà nước có chủ quyền với đoàn ngoại giao riêng; còn Mỹ với chi phí quân sự vượt qua tất cả các nước khác cộng lại, là “quyền lực cứng” quan trọng nhất hành tinh.

Do đó, tất yếu là quan hệ giữa hai diễn viên này rất quan trọng, và trong sáng nay, các viên chức Phủ Quốc vụ khanh của Vatican, có trách nhiệm chính về chính sách đối ngoại, chắc chắn đang cố gắng như điên để đọc ra các diễn tiến của sự việc.

Thành thật mà nói, thoạt đầu số phận dường như không thuận lợi cho mối quan hệ tốt đẹp giữa chính quyền hiện nay ở Roma và chính quyền sắp tới ở Washington. 

Chẳng hạn như chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ, có một Tổng thống tân cử bị Đức Giáo hoàng đương nhiệm trực tiếp phê bình trong chiến dịch tranh cử. Quay lại tháng hai vừa qua, tất nhiên, khi Đức Giáo hoàng Phanxicô trở về từ chuyến công du Mexico, ngay tại điểm dừng chân tại biên giới Mỹ/Mexico, một phóng viên trên chiếc máy bay của Đức Giáo hoàng đã hỏi liệu ngài nghĩ gì về vị chính trị gia muốn xây dựng bức tường dọc theo biên giới đó. 

“Một người chỉ nghĩ đến việc xây dựng các bức tường, bất cứ nơi nào có thể, mà không xây dựng những cây cầu, thì không phải là Kitô hữu”, Đức Phanxicô trả lời. “Đây không phải là phúc âm”.

Cho là vậy, Đức Phanxicô nhanh nhẹn trả lời bằng cách nói rằng Ngài đang dựa vào mô tả của phóng viên về lập trường của ông Trump theo bề mặt. Cũng vậy, phản ứng nóng nảy ban đầu của Trump nhanh chóng dịu đi khi ông nhấn mạnh Đức Giáo hoàng không nắm được bối cảnh của vấn đề.

Tuy nhiên, Tổng thống tân cử có thể được tha thứ vì nhận ra Giáo hoàng Phanxicô là một đồng minh tự nhiên. 

Điểm nhấn ở đây giữa một Trump Toà Bạch ốc và một Phanxicô Vatican thật dễ đoán như: vấn đề nhập cư, biến đổi khí hậu, những nỗ lực chống nghèo đói, chính sách đối ngoại đa phương, tội phạm và hình phạt, vân vân…

Theo lẽ tự nhiên sẽ dự báo một mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Vatican bao lâu Donald Trump và Đức Giáo Hoàng Phanxicô còn là những nhân vật lãnh đạo.

Mặt khác, Trump đã cam kết trong bài phát biểu thắng cử của mình sẽ theo đuổi “các quan hệ vĩ đại” với các quốc gia khác, và có lẽ bao gồm cả Tòa Thánh. Do đó, câu hỏi thú vị hơn ở chỗ những việc vị giáo hoàng hiện tại và tổng thống mới có thể làm là gì.

Bên cạnh những vấn nạn hiển nhiên về sự sống, chẳng hạn như việc phá thai, đây là ba khả năng khác.

Bách hại chống Kitô giáo: Giáo hoàng Phanxicô liên tục kêu gọi những gì Ngài gọi là “đại kết bằng máu” đang diễn ra trên toàn thế giới ngày nay, và cũng nhấn mạnh rằng ngày nay có nhiều vị tử đạo Kitô giáo hơn so với thời kỳ đầu của Giáo Hội. Ông Trump cũng nhấn mạnh những điểm tương tự, chẳng hạn trong một bài phát biểu “Tại hải ngoại, ISIS đã thực hiện các hành động tàn ác không thể tưởng tượng… như việc phạm thánh các nơi thờ phụng. Các Kitô hữu bị đuổi khỏi nhà và bị săn lùng để tiêu diệt. ISIS đang vây bắt cái gọi là ‘quốc gia thánh giá’ trong một chiến dịch diệt chủng. Chúng ta không thể để cho tội ác này tiếp tục. “Việc bảo vệ các Kitô hữu dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở Trung Đông, như vậy có thể là lĩnh vực của sự nghiệp chung.

Thuyết về giới: Đức Giáo hoàng Phanxicô phàn nàn rằng các quyền lực toàn cầu không tên – có lẽ, theo ý Ngài là các chính phủ phương Tây thế tục và các tổ chức phi chính phủ – đang gây áp lực đối với các nước đang phát triển để truyền bá ý tưởng rằng giới tính là linh hoạt, có thể hiểu được về mặt xã hội, như là một điều kiện của việc hỗ trợ tài chính. Ngài gọi đó là một phần của điều Ngài mô tả là “sự thực dân hoá ý thức hệ”. Trump thì không bàn luận rõ ràng về ý tưởng thuyết về giới, nhưng nói chung, một mặt theo cá nhân ông, như một vấn đề chính sách, ông tuyên xưng quan điểm đạo đức truyền thống, và ông cũng không quá mạnh bạo về việc Mỹ chi tiền viện trợ tại hải ngoại. Kết quả là, thật có lý cho rằng ông có thể thông cảm với việc rà soát lại các chương trình phát triển Hoa Kỳ qua lăng kính đó.

Tự do tôn giáo: Ứng cử viên Trump tuyên bố: “Tôi sẽ làm cho các dòng tu tôn giáo như Dòng các Tiểu muội của Người Nghèo chắc chắn không bị chính phủ liên bang bắt nạt vì niềm tin tôn giáo của họ”. Như đã biết, Đức giáo Hoàng Phanxicô đã ghé thăm Dòng các Tiểu muội của Người Nghèo trong chuyến công du Hoa Kỳ tháng 9 năm ngoái, và trong cuộc họp báo trên chuyến bay của mình trên đường trở về Roma, Ngài tuyên bố ủng hộ quyền lương tâm của những viên chức chính phủ. Ít nhất là trên lập trường này, cả hai người đều có chung một quan điểm.

Đến mức nào đó Vatican và Nhà Trắng sẽ có những tác động mạnh mẽ cho những vấn đề này hoặc theo các lập trường khác, một mức độ nào đó sẽ phụ thuộc theo sự lựa chọn được thực hiện bởi hai bên. 

Theo đội ngũ của Trump, việc chọn một nhân vật rất nghiêm túc làm đặc sứ gửi đi Vatican rất quan trọng, để phát trái bóng đi và nói chung để thừa nhận vai trò của Vatican trong các vấn đề toàn cầu. Một cách để thực hiện điều đó là cử người cầm đầu phái đoàn là Phó Tổng thống tân cử Mike Pence, người vốn thành thạo ngôn ngữ và niềm tin tôn giáo. 

Đối với Vatican, điều quan trọng là cần gửi đi những chỉ dấu cởi mở và mong muốn đối thoại để tránh việc phải nhận ra việc đối đầu trong một trận chiến với chính quyền mới ở Mỹ. 

Một cái nhìn phớt bên ngoài về các tương phản rõ nét giữa Donald Trump và Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lẽ sẽ gợi ra một mối quan hệ căng thẳng, phức tạp. Mặt khác, việc nhận ra những cú sốc hệ thống hiện nay đơn giản chỉ là một bài học về chính trị trên toàn thế giới, có lẽ quan hệ giữa hai nhân vật này sẽ nổi lên như một trong những ngạc nhiên lớn nhất.

John L. Allen Jr. 

Nam Mạc & Đinh Quang Bàn chuyển ngữ