Ông Trump giao việc kinh doanh cho con để phụng sự nước Mỹ?

Hai tháng 10 ngày. Đó là thời gian chuẩn bị cho ông Donald Trump để bước chân vào Nhà Trắng trong lễ nhậm chức ngày 20-1 năm tới.

  

Ông Trump giao việc kinh doanh cho con để phụng sự nước Mỹ?

 Hai tháng 10 ngày. Đó là thời gian chuẩn bị cho ông Donald Trump để bước chân vào Nhà Trắng trong lễ nhậm chức ngày 20-1 năm tới. 

 

 

 

Ông Trump giao việc kinh doanh cho con để phụng sự nước Mỹ?
Ông Trump cùng cô con gái Ivanka đang giữ vai trò phó chủ tịch điều hành Tổ chức Trump – Ảnh: Reuters

Đây là khoảng thời gian cần thiết để vị tân tổng thống của nước Mỹ chuẩn bị cho việc lớn, nhưng đội ngũ quanh ông ấy cho rằng ông ấy vì mê tín mà không muốn chờ 
đợi lâu đến vậy.

Theo người thân cận của ông Trump thì ông ấy đã bắt tay ngay vào việc, chuẩn bị “đội ngũ chuyển tiếp” vốn đã vào việc từ nhiều tháng qua. Nay khi đã biết chắc thắng lợi thì các cố vấn của ông Trump sẽ dần tiếp nhận các hồ sơ từ đội ngũ của ông Obama.

Thậm chí ngay trong ngày hẹn đầu tiên tại Phòng Bầu dục vào trưa 10-11 (tức tối khuya 10-11 giờ Việt Nam), ông Trump sẽ dắt theo êkip của mình vào Nhà Trắng để được nghe bàn giao về các chương 
trình của ông Obama.

Trong thời gian chờ đến ngày được tấn phong, ông Donald Trump cũng sẽ phải chuẩn bị một số giải pháp đối với những chương trình của đất nước, ví dụ như liên quan chương trình bảo hiểm y tế ObamaCare. Ông Trump cũng sẽ phải chọn lựa nhân sự cho bộ máy hoạt động của mình – dự kiến khoảng 3.000 – 4.000 vị trí.

Người ta cho rằng vị phó tướng thân tín thật sự của ông Trump – cựu thị trưởng New York, ông Rudi Giuliani – sẽ vào nắm lấy Bộ Tư pháp. Nhân vật 72 tuổi này được cho là ủng hộ ông Trump hết mình. Về khả năng thì ông từng là thẩm phán nổi tiếng chống mafia và từng khiến giới tội phạm New York phải hoảng sợ.

Điểm qua các nhân vật thân cận của ông Trump còn có Thống đốc Chris Christie của bang New Jersey. Vị chính trị gia 54 tuổi này được cho là trưởng ban chuyển giao quyền lực của ông Trump để chuẩn bị cho ngày đăng quang.

Vị thế của ông có thể suy yếu một chút do vụ kết tội hai thành viên gần gũi của ông ở New Jersey, bị nghi ngờ tạo dựng ra những vụ kẹt xe khổng lồ để rồi từ đó trừng phạt một đối thủ chính trị đang làm thị trưởng.

Cho vị trí ngoại trưởng, các nhà phân tích dự đoán sẽ là Newt Gingrich, vị cựu chủ tịch Hạ viện nay đã 73 tuổi. Ông là một gương mặt lừng lẫy của đảng Cộng hòa, được đánh giá là rất thông minh, đầy ý tưởng và quen biết toàn bộ giới tai to mặt lớn ở Washington sau 20 năm nằm ở Hạ viện, từ năm 1979 đến 1999. Một điểm thú vị không kém là ông Gingrich nổi tiếng bốc đồng 
như ông Trump.

Một việc quan trọng khác mà vị tổng thống đắc cử của Mỹ cũng phải làm ngay là chuyển giao đế chế kinh doanh và tài chính cho con cái. Ông Trump từng hứa toàn tâm toàn ý phụng sự người dân nếu đắc cử và trong trường hợp đó ông sẽ giao quyền điều hành các công việc làm ăn cho ba người con lớn của mình. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn lo ngại làm sao tránh được xung đột lợi ích.

Cũng có một vướng mắc “tố tụng đình”. Dự kiến ông Donald Trump sẽ phải ra trả lời toà vào ngày 28-11 liên quan vụ các cựu sinh viên Trường đại học Trump tố ông lừa đảo trong chương trình học ở trường này. Các chuyên gia cho rằng hi vọng sẽ có những giải pháp thương lượng “ngoài tòa” để sớm kết thúc vụ việc, tránh làm mất mặt nhà lãnh đạo tương lai của nước Mỹ.

Thị trường tài chính hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 10-11 tại châu Á, các chỉ số chính của khu vực này đều tăng mạnh, vượt mức sụt giảm của ngày 9-11 khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

Theo báo The Guardian, chỉ số ASX/S&P200 của Úc tăng 3,34% lên mức 5.328,8 điểm, đẩy giá trị của thị trường Úc tăng thêm 50 tỉ USD. Đây là tín hiệu tốt nhất đối với các nhà đầu tư kể từ năm 2011.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei cũng có mức tăng ngoạn mục 1.092,88 điểm lên mức 17.344,42 điểm, tương đương 6,72%.

Chiến thắng của ông Trump là cú hích đối với thị trường Trung Quốc, đưa chứng khoán nước này tăng lên mức cao nhất trong 10 tháng vừa qua. Chỉ số SCI tại sàn giao dịch Thượng Hải, Trung Quốc tăng 1,4%, lên mức 3.171,28 điểm.

Chỉ số Hang Seng của sàn giao dịch Hong Kong tiếp tục tăng 1,9% đến cuối phiên giao dịch, chạm mức 22.839,1 điểm.

Giới đầu tư tại châu Âu cũng mở đầu phiên giao dịch bằng các tín hiệu tích cực. Tính chung trên toàn khu vực, thị trường châu Âu đã tăng 4,6% từ sau khi sụt giảm. Chỉ số CAC của Pháp, DAX của Đức, IBEX của Tây Ban Nha và FTSE MIB của Ý đều nhích lên nhẹ từ 0,7 – 0,9%.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, ba chỉ số chính của Phố Wall là Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq cũng tăng trở lại vào đầu phiên giao dịch ngày 10-11 (giờ Mỹ).

“Brexit đã dạy cho các nhà đầu tư biết cách nên đối phó như thế nào với “thiên nga đen” (một hiện tượng hiếm gặp, khó dự đoán và để lại những hậu quả đáng kể). Điều quan trọng là nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng các chính sách mà ông Trump đề xuất sẽ tốt cho nền kinh tế Mỹ trong dài hạn” – chuyên gia tài chính Robert Di nói với Reuters.

DUY LINH

MINH TRANG (Từ Mỹ)