Quốc hội Ukraine ẩu đả: Dấu hiệu rạn nứt lộ diện

“Quốc hội không phải là gánh xiếc cũng không phải sàn diễn” – Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk nén giận nói sau sự cố ông bị một nghị sĩ nhấc bổng khỏi bục phát biểu hôm 11-12.

 

Quốc hội Ukraine ẩu đả: Dấu hiệu rạn nứt lộ diện

 

 

“Quốc hội không phải là gánh xiếc cũng không phải sàn diễn” – Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk nén giận nói sau sự cố ông bị một nghị sĩ nhấc bổng khỏi bục phát biểu hôm 11-12. 




Thủ tướng Arseny Yatseniuk gắng bám vào bục phát biểu khi bị nhấc bổng lên - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Arseny Yatseniuk gắng bám vào bục phát biểu khi bị nhấc bổng lên – Ảnh: Reuters

Dù có là tài phiệt hay không tài phiệt thì cũng phải tuân thủ quy định của cuộc chơi, phải trả thuế và giải quyết những bất đồng trước toà mà không được hối lộ cho các quan tòa

Phó tổng thống Mỹ JOE BIDEN cảnh báo chính quyền Kiev phải cải cách cả bên toà án vốn bị xem là luôn bị mua chuộc

Một nữ nghị sĩ thuộc đảng của ông Yatseniuk cũng lên tiếng: “Đây là nỗi nhục quốc thể” sau khi đoạn phim cùng hình ảnh không hay này lan tràn trên các phương tiện truyền thông thế giới.

Theo AFP, chuyện ẩu đả giữa nghị sĩ các đảng trong Quốc hội Ukraine không phải chuyện lạ. Nhưng lần này nó thể hiện sự lục đục của liên minh cầm quyền.

Nghị sĩ Yuriy Lutsenko, lãnh đạo nhóm nghị sĩ Đảng Petro Poroshenko Bloc của Tổng thống Petro Poroshenko, đã nhanh chóng lên tiếng xin lỗi về sự cố và hứa trừng phạt nghị sĩ Oleh Barna, người đã nhấc bổng thủ tướng.

Ông Oleh Barna, vốn là một giáo viên thể chất, chính là người từ hai tuần qua đã thu thập chữ ký đòi bỏ phiếu phế truất thủ 
tướng lẫn nội các.

Liên minh cầm quyền thân phương Tây tại Ukraine bao gồm bốn đảng, trong đó Đảng Petro Poroshenko Bloc và Đảng People’s Front (Mặt trận nhân dân) của Thủ tướng Yatseniuk hiện “cơm không lành canh không ngọt”.

Bản thân Thủ tướng Yatseniuk hiện không được lòng mọi người từ khi được bổ nhiệm năm 2014.

Những vấn đề cốt lõi của Ukraine như kinh tế kém cỏi, tham nhũng, xung đột vũ trang… vẫn tồn tại kéo dài, gây mất lòng nhân dân lẫn lục đục trong giới lãnh đạo chính trị.

Ukraine mắc nợ đến 71 tỉ USD, tính đến cuối năm 2014, trong đó có gần 20 tỉ là nợ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Các khoản nợ chiếm đến gần 95% GDP.

Hồi tháng 3 năm nay, IMF đã chấp thuận cho Ukraine vay 40 tỉ USD kèm theo các điều kiện phải cải cách và thực thi các chính sách thắt 
lưng buộc bụng.

Tình hình tài chính của Ukraine hiện rất tồi tệ, được xem là ở ngưỡng phá sản. GDP năm nay sụt giảm 12% và lạm phát lên đến mức 50%. Khoản nợ Nga 3 tỉ USD sẽ đáo hạn vào ngày 20-12 tới.

Trong chuyến thăm Ukraine hôm 8-12, phó tổng thống Mỹ kêu gọi chính quyền Kiev phải cải cách đất nước.

Chính quyền Kiev được yêu cầu phải xem xét sửa đổi hiến pháp để trao quyền tự trị nhiều hơn cho các vùng lãnh thổ đang thuộc lực lượng ly khai và phải tổ chức bầu cử địa phương tại các khu vực này.

Đây là giải pháp được Mỹ cổ súy như “một bước quan trọng để xây dựng quốc gia mới mạnh mẽ và vì tương lai của châu Âu”, như cách ông Joe Biden biện luận, nhưng lại là điều đang gây nhiều tranh cãi tại Quốc hội Ukraine do bị xem như cách hợp pháp hoá lực lượng ly khai và gây bất ổn cho đất nước.

Nghĩ sĩ Barna bị can thiệp ngay lập tức - Ảnh: Reuters
Nghĩ sĩ Barna bị can thiệp ngay lập tức – Ảnh: Reuters
Các nghị sĩ hai bên dùng nắm đấm để thể hiện bất đồng - Ảnh: Reuters
Các nghị sĩ hai bên dùng nắm đấm để thể hiện bất đồng – Ảnh: Reuters
NGUYỄN QUÂN