Thiếu trung thực

Tại sao các công ty xăng dầu có thể “bo bo” lợi ích của riêng mình khi áp lực giá cả đang đè nặng lên cuộc sống của người dân, lạm phát đang đe doạ nền kinh tế…

 Thiếu trung thực

Chỉ có thể kết luận như thế sau những tranh luận, những biện hộ xung quanh chuyện lời, lỗ của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nói riêng và ngành xăng dầu nói chung. 

Bất chấp giá thế giới giảm mạnh, bất chấp CPI tăng cao, bất chấp dư luận lên tiếng, Petrolimex và các công ty kinh doanh xăng dầu vẫn kiên quyết không giảm giá với lý do “vẫn còn lỗ”.

Nhưng ngay sau đó, trong bản cáo bạch của mình, Petrolimex lại công bố lãi tới gần… 600 tỉ đồng, gây bức xúc cho nhiều người.

Thực ra việc thiếu minh bạch trong kinh doanh xăng dầu không phải là chuyện mới mẻ. Ai chẳng biết, kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam là sướng nhất. Lãi thì hưởng, lỗ có Nhà nước chịu, rủi ro khách hàng gánh. Nhưng bức xúc hơn cả là để “thanh minh” cho việc “tiền hậu bất nhất” của Petrolimex, một lãnh đạo của Bộ Tài chính lại “hồn nhiên” tuyên bố “lãi của Petrolimex là trên cáo bạch”. Nghĩa là muốn trấn an dư luận rằng, số lãi này không có thật? Rằng Petrolimex vẫn lỗ nên không thể giảm giá xăng dầu?

Chúng ta đều biết, bản cáo bạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quyết định nên hay không nên đầu tư vào một công ty. Nếu không có cơ sở thực tế và chắc chắn, liệu Petrolimex có dám liều đưa số “lãi khủng” đó vào bản cáo bạch? Nói như vậy hoá ra Petrolimex đã “phù phép” để có con số lợi nhuận đẹp, đánh bóng cho việc chuẩn bị cổ phần hoá sắp tới? Tuyên bố này đã chính thức “hở đuôi” thiếu trung thực của Petrolimex: Hoặc là số lãi của Petrolimex là ảo, hoặc công ty này đã nói dối lỗ để không chịu giảm giá…

Trước đó, khi người dân và nhiều cấp quản lý kêu gọi kiểm toán để minh bạch giá xăng dầu, một lãnh đạo Bộ Công thương lại khẳng định “không cần kiểm toán giá xăng dầu” vì “khái niệm kiểm toán giá xăng dầu là không rõ ràng”. Chúng ta đều biết, kiểm toán là cách tốt nhất để minh bạch mọi vấn đề. Đặc biệt, với một mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp đến hầu hết các ngành, nghề, giá cả đầu vào như xăng dầu lẽ ra phải ưu tiên kiểm toán chứ không cần phải đến khi dư luận lên tiếng. Quan trọng hơn, kiểm toán xăng dầu là để đảm bảo sự công bằng, quyền lợi chính đáng của người dân, tại sao lại không cần? Với hàng loạt các nghịch lý, sự mâu thuẫn, khuất tất như nói trên, liệu việc kiểm toán xăng dầu có cần thiết hay không?

Tại sao các công ty xăng dầu có thể “bo bo” lợi ích của riêng mình khi áp lực giá cả đang đè nặng lên cuộc sống của người dân, lạm phát đang đe doạ nền kinh tế… có lẽ chúng ta đã có câu trả lời sau những sự việc kể trên.

Chúng ta nói nhiều đến cơ chế thị trường cho kinh doanh xăng dầu nhưng có thể khẳng định, một cơ chế thị trường thực sự sẽ không có chỗ cho những doanh nghiệp không chia sẻ lợi ích cho khách hàng, xã hội và cộng đồng. 

Chỉ có thể kết luận như thế sau những tranh luận, những biện hộ xung quanh chuyện lời, lỗ của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nói riêng và ngành xăng dầu nói chung. 

Bất chấp giá thế giới giảm mạnh, bất chấp CPI tăng cao, bất chấp dư luận lên tiếng, Petrolimex và các công ty kinh doanh xăng dầu vẫn kiên quyết không giảm giá với lý do “vẫn còn lỗ”.

Nhưng ngay sau đó, trong bản cáo bạch của mình, Petrolimex lại công bố lãi tới gần… 600 tỉ đồng, gây bức xúc cho nhiều người.

Thực ra việc thiếu minh bạch trong kinh doanh xăng dầu không phải là chuyện mới mẻ. Ai chẳng biết, kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam là sướng nhất. Lãi thì hưởng, lỗ có Nhà nước chịu, rủi ro khách hàng gánh. Nhưng bức xúc hơn cả là để “thanh minh” cho việc “tiền hậu bất nhất” của Petrolimex, một lãnh đạo của Bộ Tài chính lại “hồn nhiên” tuyên bố “lãi của Petrolimex là trên cáo bạch”. Nghĩa là muốn trấn an dư luận rằng, số lãi này không có thật? Rằng Petrolimex vẫn lỗ nên không thể giảm giá xăng dầu?

Chúng ta đều biết, bản cáo bạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quyết định nên hay không nên đầu tư vào một công ty. Nếu không có cơ sở thực tế và chắc chắn, liệu Petrolimex có dám liều đưa số “lãi khủng” đó vào bản cáo bạch? Nói như vậy hoá ra Petrolimex đã “phù phép” để có con số lợi nhuận đẹp, đánh bóng cho việc chuẩn bị cổ phần hoá sắp tới? Tuyên bố này đã chính thức “hở đuôi” thiếu trung thực của Petrolimex: Hoặc là số lãi của Petrolimex là ảo, hoặc công ty này đã nói dối lỗ để không chịu giảm giá…

Trước đó, khi người dân và nhiều cấp quản lý kêu gọi kiểm toán để minh bạch giá xăng dầu, một lãnh đạo Bộ Công thương lại khẳng định “không cần kiểm toán giá xăng dầu” vì “khái niệm kiểm toán giá xăng dầu là không rõ ràng”. Chúng ta đều biết, kiểm toán là cách tốt nhất để minh bạch mọi vấn đề. Đặc biệt, với một mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp đến hầu hết các ngành, nghề, giá cả đầu vào như xăng dầu lẽ ra phải ưu tiên kiểm toán chứ không cần phải đến khi dư luận lên tiếng. Quan trọng hơn, kiểm toán xăng dầu là để đảm bảo sự công bằng, quyền lợi chính đáng của người dân, tại sao lại không cần? Với hàng loạt các nghịch lý, sự mâu thuẫn, khuất tất như nói trên, liệu việc kiểm toán xăng dầu có cần thiết hay không?

Tại sao các công ty xăng dầu có thể “bo bo” lợi ích của riêng mình khi áp lực giá cả đang đè nặng lên cuộc sống của người dân, lạm phát đang đe doạ nền kinh tế… có lẽ chúng ta đã có câu trả lời sau những sự việc kể trên.

Chúng ta nói nhiều đến cơ chế thị trường cho kinh doanh xăng dầu nhưng có thể khẳng định, một cơ chế thị trường thực sự sẽ không có chỗ cho những doanh nghiệp không chia sẻ lợi ích cho khách hàng, xã hội và cộng đồng. 

Theo Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, những năm qua, xu thế hoà bình, hữu nghị và hợp tác trên biển tiếp tục được duy trì và có những bước phát triển thuận lợi cho hợp tác hải quân cả trong và ngoài khu vực. Hải quân các nước ASEAN đã thực sự đi đầu trong hợp tác quốc phòng, quân sự trong khu vực và ngày càng được mở rộng như trao đổi đoàn các cấp, tàu hải quân thăm viếng lẫn nhau, hợp tác đào tạo, chia sẻ thông tin, tuần tra chung, hợp tác chống khủng bố, cướp biển, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, cứu hộ cứu nạn, thiết lập đường dây nóng… Tuy nhiên ASEAN cũng đang đứng trước những thách thức an ninh đáng kể, nổi lên trong môi trường khu vực mà đặc biệt là những diễn biến phức tạp gần đây trên biển Đông.

Theo Phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, thực tế rõ ràng là trong khu vực đang tồn tại những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với một số vùng biển, đảo tập trung trên khu vực biển Đông. “Nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế và đe doạ chủ quyền đối với một số quốc gia trong khu vực đang đe doạ đến hoà bình, ổn định của khu vực và trên thế giới, tạo ra nguy cơ tiềm tàng bùng nổ xung đột nếu không có nhận thức chung đúng đắn, quyết tâm cho một giải pháp hoà bình và quản lý xung đột hữu hiệu”, ông Hiến nói.