Vấn đề hôm nay: Tai nạn lao động – nguy cơ chết người cao nhưng chưa được quan tâm đúng mức

LBBT: Caritas Việt Nam giới thiệu với độc giả bài “Tai nạn lao động” phát thanh trên Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM ngày 12-5-2010 để chúng ta cùng quan tâm và giúp đỡ cho các công nhân nghèo từ các tỉnh xa đến làm việc tại TP.HCM. Do nhu cầu đô thị hóa nhanh nên việc xây dựng các công trình, nhà ở ở TPHCM diễn ra ở nhiều nơi và là nhu cầu bức thiết. Trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người trên các công trình xây dựng. Tuy nhiên, công tác phòng ngừa tai nạn lao động, thực hiện các quy định về bảo hộ lao động vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

 

Vấn đề hôm nay: Tai nạn lao động – nguy cơ chết người cao nhưng chưa được quan tâm đúng mức


 LBBT: Caritas Việt Nam giới thiệu với độc giả bài “Tai nạn lao động” phát thanh trên Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM ngày 12-5-2010 để chúng ta cùng quan tâm và giúp đỡ cho các công nhân nghèo từ các tỉnh xa đến làm việc tại TP.HCM.

 

Do nhu cầu đô thị hóa nhanh nên việc xây dựng các công trình, nhà ở ở TPHCM diễn ra ở nhiều nơi và là nhu cầu bức thiết. Trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người trên các công trình xây dựng. Tuy nhiên, công tác phòng ngừa tai nạn lao động, thực hiện các quy định về bảo hộ lao động vẫn chưa được chú trọng đúng mức.

Thực tế tại TPHCM,có đến hàng trăm công trình xây dựng lớn nhỏ (đặc biệt là mùa nắng) thu hút hàng ngàn lao động làm việc mỗi ngày.Từ việc vác gạch ,đá, trộn hồ…cho đến việc xây, quét vôi, trang trí…Nhiều nơi nhiều công trình đảm bảo được các quy định về an toàn lao động trong xây dựng nhưng đa phần nhiều nơi việc chấp hành an toàn trong lao động còn rất lỏng lẻo. Tại công trình ở khu Miếu Nổi (Q.Phú Nhuận), công trình ở phường 25, Q.Bình Thạnh, khu Tên Lửa (Q.Bình Tân)…chúng tôi thấy công nhân làm việc trong điều kiện không được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, trong khi công nhân, chủ yếu là lao động thời vụ, chưa có ý thức được công tác bảo hộ lao động ở những công trình xây dựng thì không ít chủ thầu xây dựng (nhất là thầu tư nhân) muốn tiết giảm chi phí nên đã cắt bớt những trang thiết bị bảo hộ, an toàn lao động.

Tại công trình trên đường Lũy Bán Bích (quận Tân Phú) chúng tôi thấy 3 công nhân đang quét vôi (sơn nước) ở phía ngoài của căn nhà 5 tầng, thế nhưng trên người họ không có một dụng cụ bảo hộ lao động nào. Giàn giáo làm bằng dây thừng rất sơ sài treo lơ lửng ngoài không gian và chỉ cần 1 cơn gió mạnh có thể cuốn phăng cả 3 công nhân này rơi xuống. Tại nhiều công trình ở Quận 1, quận 5 công nhân đang làm việc trên cao mà không được trang bị thiết bị bảo hộ lao động, trong khi giàn giáo cao chông chênh nhô ra ngoài tòa nhà, chỉ cần sẩy chân là coi như hết đời.

Nhiều công trình khác đang xây dựng, chúng tôi thấy không có lưới chống vật rơi. Và nếu có vài công trình có trang bị lưới chống rơi thì cũng không đảm bảo an toàn, đúng theo quy định, nhiều công nhân làm việc ở tầng cao, vô ý rơi xuống và chết tại chỗ vì không có lưới chống rơi.

Thực tế cũng cho thấy chính công nhân cũng rất xem thường tính mạng của mình khi được trang bị phương tiện bảo hộ lao động nhưng họ không sử dụng vì cho rằng vướng víu, nóng nực. Nhiều chủ thầu mua đầy đủ găng tay, mũ bảo hộ lao động, dây đai bảo hiểm nhưng hầu hết công nhân không chịu trang bị vào người. Theo các nhà thầu, những người không may thiệt mạng vì tai nạn lao động chủ yếu là lao động ngoại tỉnh, lao động tự do, chưa am hiểu cũng như không được hướng dẫn cụ thể về những qui định an toàn trong lao động. Đối với những lao động này, cứ hễ được tiền thì họ làm ngay chứ không quan tâm đến an toàn trong lao động. Chị Nguyễn Thị Thu Hồng – một chủ thầu có tiếng tại quận Bình Tân nêu ý kiến:

Nghị Định 23 của Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng tại điều 26 quy định rõ: “Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng với các hành vi: không trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động trên công trường xây dựng, lập biên bản kỹ thuật và tổ chức thi công mà không có biện pháp bảo đảm an toàn lao động, không có biển báo an toàn, không có phương tiện che chắn, không mua các loại bảo hiểm theo quy định”. Luật gia Ung Thị Xuân Hương – Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM cho biết :

Để hạn chế được những vụ tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, cần có sự ý thức, trách nhiệm của chủ đầu tư cũng như người lao động. Song song đó các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm đối với những trường hợp vi phạm về an toàn trong lao động./.

Thành Sang