Thanh niên ASEAN chống truyền thông tiêu cực

“Đừng phán xét người khác chỉ với những gì bạn thấy trên mạng”, đó là thông điệp được chia sẻ tại Hội thảo thanh niên ASEAN về kiến thức truyền thông.

 

Thanh niên ASEAN chống truyền thông tiêu cực

“Đừng phán xét người khác chỉ với những gì bạn thấy trên mạng”, đó là thông điệp được chia sẻ tại Hội thảo thanh niên ASEAN về kiến thức truyền thông.




Các đại biểu trẻ sản xuất sản phẩm truyền thông về cách sử dụng mạng xã hội an toàn /// Ảnh: Ngọc Mai

Các đại biểu trẻ sản xuất sản phẩm truyền thông về cách sử dụng mạng xã hội an toànẢNH: NGỌC MAI

Chương trình do Bộ Phát triển xã hội và An sinh Thái Lan tổ chức, diễn ra từ ngày 24 – 28.4 tại thủ đô Bangkok với sự tham gia của đại diện Ban Thư ký ASEAN cùng các đại biểu trẻ từ 7 nước gồm Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Philippines và VN. Đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy sự tham gia tích cực của giới trẻ vào phát triển Cộng đồng Văn hoá – Xã hội, một trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN bên cạnh Cộng đồng Chính trị – An ninh và Cộng đồng Kinh tế. Hội thảo cũng đã được ghi nhận trong Tuyên bố Chủ tịch của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 tại Philippines đưa ra ngày 30.4.
Cạm bẫy trên mạng
Trong những ngày hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến mạng xã hội, môi trường sinh hoạt truyền thông chủ yếu của giới trẻ hiện nay với nhiều điều bổ ích nhưng cũng đầy cạm bẫy và nguy cơ. Việc ngày càng nhiều người trẻ sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram để tiếp nhận và chia sẻ thông tin, thay vì từ các loại hình truyền thông truyền thống, là thực trạng chung trên thế giới và ASEAN cũng không nằm ngoài xu hướng này. Theo đoàn đại biểu Lào, Facebook hiện là phương tiện hàng đầu cung cấp thông tin thời sự nóng bỏng ở nước này. Trong khi đó, tỷ lệ thanh thiếu niên Philippines dùng internet cao hơn mức trung bình của thế giới và gần phân nửa hoạt động trực tuyến của họ là thông qua mạng xã hội.

Thanh niên ASEAN chống truyền thông tiêu cực - ảnh 1

Thanh niên các nước ASEAN sản xuất sản phẩm truyền thông nhằm giúp giới trẻ biết cách sử dụng mạng xã hội an toànNGỌC MAI




“Bản đồ tình nguyện” là dự án của Trung tâm tình nguyện quốc gia (VVC) trực thuộc T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai từ năm 2017 sau hơn 3 năm nghiên cứu. Mô hình này được chương trình Tình nguyện LHQ tài trợ về kinh phí và kỹ thuật. Trong đó, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu thực hiện hoạt động tình nguyện ở mọi nơi trên đất nước VN đều có thể đăng tải thông tin chi tiết tại website www.map.vvc.vn. VVC sẽ kiểm tra độ xác thực của thông tin, phân tích và phân loại chương trình theo 3 cấp độ: bình thường, ưu tiên hay khẩn cấp. Toàn bộ thông tin đều được hiển thị trên bản đồ để kết nối tình nguyện viên và các nhà hảo tâm. Bất cứ hoạt động nào cũng được thể hiện rõ về nguồn lực và tiến độ, đảm bảo sự minh bạch và hiệu quả.

Điều đáng nói là bên cạnh những lợi ích mà mạng xã hội đem lại, ở các nước đều nổi cộm những tác động tiêu cực như tin tức giả mạo mang tính kích động gây hoang mang cho dư luận, nạn quấy rối tình dục qua mạng, tội phạm công nghệ… Các đại biểu trẻ Campuchia và Thái Lan chia sẻ rằng có nhiều học sinh, sinh viên là nạn nhân của nạn bắt nạt trên mạng xã hội. Bạn Chorn ChanBota (đoàn Campuchia) cho biết nhiều bạn bè mình từng suy sụp tinh thần vì bị nói xấu, “ném đá tập thể” trên mạng. Bên cạnh đó, nạn chia sẻ thông tin vô tội vạ khiến nhiều người rất dễ bị lợi dụng trở thành công cụ tuyên truyền cho cá nhân, tổ chức nào đó với mục đích không trong sáng.

Vai trò đầu tàu của thanh niên
Nhận thức rõ thực tế trên, giới trẻ các nước ASEAN tích cực nỗ lực ngăn chặn tác động xấu của truyền thông xã hội và phát huy tác dụng kết nối vì mục đích tốt đẹp. Đoàn đại biểu VN mang đến hội thảo câu chuyện về hoạt động thiện nguyện thông qua truyền thông xã hội của thanh niên như chiến dịch “giải cứu” dưa hấu, làm sạch biển… Để giải quyết bài toán khó về tính minh bạch và hiệu quả của các hoạt động, Trung tâm tình nguyện quốc gia (VVC) trực thuộc T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khởi xướng mô hình “Bản đồ tình nguyện” để kết nối những người trẻ nhiệt huyết cũng như khắc phục tình trạng sử dụng nguồn lực tràn lan và lợi dụng lòng tốt để thu lợi. Mô hình này đã thu hút sự quan tâm của đại biểu các nước. “Tôi rất hứng thú với ý tưởng của đoàn VN. Chúng tôi có thể học hỏi từ bản đồ tình nguyện này”, Trưởng đoàn Campuchia Leng Phearun chia sẻ.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu được chia nhóm lên ý tưởng và sản xuất ấn phẩm truyền thông nhằm giúp giới trẻ ASEAN biết cách sử dụng mạng xã hội một cách an toàn. Với sự sáng tạo không ngừng, thanh niên 7 nước ASEAN hoàn thành những video clip chất lượng cao với nhiều thông điệp ý nghĩa như: “Hãy cẩn thận, những gì bạn thấy trên mạng chưa hẳn là sự thật”; “Những gì bạn đăng lên mạng sẽ còn mãi ở đó”; “Mạng xã hội tốt hay xấu sẽ tuỳ thuộc vào bạn”…
Thanh niên ASEAN chống truyền thông tiêu cực - ảnh 2

Thanh niên các nước ASEAN tại hội thảoNGỌC MAI

Trả lời phỏng vấn Thanh Niên, ông Krissada Promvek (thành viên ban tổ chức) đánh giá cao những ý tưởng của các đại biểu trẻ nói chung và đoàn VN nói riêng. Theo ông, những chia sẻ của thanh niên trong hội thảo đều được đại diện Ban Thư ký ASEAN và ban tổ chức ghi nhận. “Những điều này rất hữu ích cho các hoạt động nhằm tăng cường hiểu biết về truyền thông đối với giới trẻ Thái Lan nói riêng và các nước ASEAN nói chung”, ông Krissada nhấn mạnh.

 

Ngọc Mai