Khi nào CSGT được trưng dụng phương tiện của người dân?
Từ ngày 15.2, Thông tư 01/2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT có hiệu lực, thay thế Thông tư 65 ban hành ngày 30.10.2012.
Khi nào CSGT được trưng dụng phương tiện của người dân?
Từ ngày 15.2, Thông tư 01/2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT có hiệu lực, thay thế Thông tư 65 ban hành ngày 30.10.2012.
CSGT phải nói cảm ơn
Theo khoản 2 điều 15 của Thông tư 01/2016 quy định sau khi lập biên bản vi phạm xong, ngoài việc giao biên bản cho người vi phạm, CSGT phải thông báo các hành vi vi phạm cho những người trên phương tiện biết để chấp hành, giám sát. Với phương tiện chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên, CSGT phải lên khoang chở khách để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm, CSGT cũng phải thông báo và nói: “Cám ơn ông (bà/anh/chị…) đã giúp đỡ CSGT làm nhiệm vụ”.
|
Đề cập đến thẩm quyền trưng dụng của CSGT chỉ được thực hiện khi có quyết định của Bộ trưởng Công an liệu có khả thi hay không khi các tình huống cấp bách có thể phải thực hiện ngay không thể chờ quyết định hành chính, ông Dánh nói: “Chúng ta không nên lo ngại về điều này, bởi trong thời đại thông tin liên lạc hiện đại, những vấn đề cấp bách sẽ luôn được lãnh đạo Bộ Công an cập nhật và quyết định ngay. Các tình huống để trưng dụng thực tế là rất ít khi xảy ra nhưng quy định pháp luật luôn phải chặt chẽ và điều chỉnh mọi tình huống”.
Những trường hợp CSGT được dừng phương tiện kiểm tra:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của cục trưởng CSGT hoặc giám đốc công an cấp tỉnh trở lên.
– Thực hiện kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, trưởng phòng CSGT hoặc trưởng công an cấp huyện trở lên.
– Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự… Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
– Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
|
Thái Sơn