16/01/2025

Bảo vệ con với “Quy tắc đồ lót”

Để bảo vệ con trẻ, phụ huynh có thể giúp con thuộc lòng 5 điều trong “Quy tắc đồ lót”. Đừng ngại ngùng, đừng đỏ mặt, hãy ngồi xuống và chia sẻ cùng con.

 

Bảo vệ con với “Quy tắc đồ lót”

Để bảo vệ con trẻ, phụ huynh có thể giúp con thuộc lòng 5 điều trong “Quy tắc đồ lót”. Đừng ngại ngùng, đừng đỏ mặt, hãy ngồi xuống và chia sẻ cùng con.


 

Bảo vệ con với Quy tắc đồ lót - Ảnh 1.

Trẻ em tham gia một lớp học về giáo dục giới tính – Ảnh: LLAT

 

“Quy tắc đồ lót” khá nổi tiếng trên thế giới, là chiến dịch tuyên truyền của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em của Vương Quốc Anh (NSPCC) nhằm hướng dẫn các phụ huynh giáo dục con tự bảo vệ mình khi gặp yêu râu xanh.

 

5 chữ cái đầu tiên của 5 thông điệp ghép lại một cách khéo léo thành chữ PANTS (quần lót), bao gồm:

 

P – Privates are Private (Riêng tư là riêng tư). Điều này có nghĩa là không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của con, trừ bác sĩ, y tá và bố mẹ. Tuy nhiên, những người đó phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và có sự đồng ý của con trước khi thực hiện.

 

A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ rằng cơ thể con thuộc về con). Con cần biết rằng cơ thể con thuộc về chính con. Không ai có quyền làm bất kỳ điều gì với cơ thể của con mà khiến con cảm thấy khó chịu. Nếu ai cố tình, con cần biết nói “KHÔNG”.

 

 

N – No means NO! (KHÔNG là KHÔNG!). Con cần biết mình có quyền nói KHÔNG với những động chạm con không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình. Đừng sợ, hãy nói to, dõng dạc, rõ ràng và dứt khoát: “Anh/chị/cô/dì/chú/bác/ông/bà đường làm vậy vì con không thích”.

 

T – Talk about secrets that upset you (Nói về những điều bí mật khiến con buồn). Con cần hiểu khác biệt giữa những bí mật tốt và xấu. Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình” thường là những câu được kẻ lạm dụng sử dụng khiến con cảm thấy sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật tốt có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật xấu là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi.

 

S – Speak up, someone can help! (Hãy cứ lên tiếng!). Khi nào con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, con nên lên tiếng với người con tin tưởng. Không nhất thiết phải là bố mẹ. Đó có thể là chị gái, hay cô giáo, hay một người bạn lớn của con. Đừng bao giờ nghĩ rằng việc xảy ra là do lỗi của con. Không phải vậy. Mọi người luôn ở bên cạnh con. Con không chỉ có một mình.

 

 

 

MỸ HÀ (Dự án Lớn Lên An Toàn)