Thay đổi để hội nhập sâu hơn

Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC bắt đầu có hiệu lực, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau hơn 20 phiên đàm phán cũng được kỳ vọng sẽ kết thúc.

 

Thay đổi để hội nhập sâu hơn

Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC bắt đầu có hiệu lực, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau hơn 20 phiên đàm phán cũng được kỳ vọng sẽ kết thúc.
Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, nhận định: “Chúng ta đang ở thời khắc trọng đại thay đổi cách thức phát triển cho một cuộc chơi mới”.
Theo ông, năm 2015 chúng ta đang đối diện những khó khăn và lợi thế như thế nào khi tiếp tục hội nhập sâu?

 
 
Thay đổi để hội nhập sâu hơn - ảnh 2
Không hội nhập không thể phát triển được. Nhưng hội nhập chỉ mới là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải gắn với cải cách trong nước. Trong nước phải nỗ lực gấp 3 gấp 5 lần để vươn lên, sự tương tác giữa Chính phủ và DN phải sâu và mạnh hơn
Thay đổi để hội nhập sâu hơn - ảnh 3
 
 
 
Bên cạnh AEC, TPP, còn Asean + 6 dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm 2015. Với bối cảnh mới, VN cần thay đổi để tham gia cuộc chơi mới này – hội nhập sâu rộng hơn và không nên dùng chữ thắng thua mà là học hỏi lẫn nhau, cạnh tranh lẫn nhau. Nhìn lại lịch sử cải cách VN, vào cuối những năm 1980 đầu những năm 1990, đất nước chúng ta lúc đó chưa mở cửa hoàn toàn theo mô hình kinh tế thị trường vì cả thế và lực còn rất yếu. So với trước kia, thế và lực của ta tốt hơn nhiều. Ta có trải nghiệm nhiều từ các cuộc đàm phán đến thực thi, doanh nghiệp (DN) cũng biết bươn chải theo kinh tế thị trường tốt hơn. Tất nhiên còn nhiều hạn chế, nhưng phải nỗ lực khắc phục. Tôi nói thẳng, không hội nhập không thể phát triển được. Nhưng hội nhập chỉ mới là điều kiện cần, điều kiện đủ là phải gắn với cải cách trong nước. Trong nước phải nỗ lực gấp 3 gấp 5 lần để vươn lên, sự tương tác giữa Chính phủ và DN phải sâu và mạnh hơn. Chiếu theo nghĩa ấy, nếu trong nước chuẩn bị tốt, hội nhập sẽ tốt hơn.
Hội nhập, lợi thế tiếp cận thị trường sẽ tốt hơn. Chúng ta cũng có điều kiện để tiếp cận kỹ thuật cao, phát triển công nghệ, thương mại điện tử, kinh tế xanh… Tuy nhiên, hội nhập sâu, cạnh tranh sẽ lớn hơn. Đó là cạnh tranh giữa DN nội với DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); nguy cơ suy giảm hoặc biến mất một số ngành mà trước đây ta từng đặt nhiều kỳ vọng…
Vậy chúng ta phải làm thế nào để vẫn có thể giữ thị trường trong nước mà vẫn tận dụng được lợi thế ở thị trường thế giới?
Những ngành không có lợi thế cạnh tranh, sẽ đối diện nguy cơ đổ vỡ như ngành mía đường, ô tô, thép, chăn nuôi… Rất nhiều ngành sẽ gặp sức ép lớn, nguy cơ suy giảm là có thật. Tuy nhiên, nói là ngành, không phải tất cả các DN của ngành đó đều đối diện nguy cơ. Nhiều DN mạnh, biết tìm thị trường ngách vẫn có thể cạnh tranh đĩnh đạc và sống chung tốt với các DN FDI mà thực tế đã chứng minh. Nếu nhắm thấy cạnh tranh không nổi thì chuyển dịch sang lĩnh vực khác. Đó là cơ hội chuyển dịch ngành nghề mà hội nhập sâu mang lại. Điều này rất quan trọng và cần thiết cho một quốc gia trong quá trình hội nhập phát triển.
Tuy nhiên, để chuyển dịch một ngành nghề, cần một quá trình mà phần đào tạo và tạo việc làm rất cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ. Chính phủ phải đồng hành với DN trong vấn đề chuyển dịch ngành nghề hoặc phát triển theo hướng xanh được khuyến khích… Với các DN đưa hàng ra nước ngoài, đừng chỉ nghĩ cái lợi là mở rộng thị trường, cần nghiên cứu sâu hơn về luật, luật cạnh tranh, bảo hộ, quy định của các nước tham gia trong cộng đồng. Chẳng hạn, dệt may đang là ngành xuất khẩu chủ lực, với Hiệp định thương mại tự do VN – EU đang đàm phán sẽ gặp phải rào cản phi thuế quan rất lớn. DN không hiểu rõ luật về hóa chất quy định thế nào, rất dễ gặp khó khăn khi đề nghị truy nguồn hóa chất…
Kinh tế VN hướng về xuất khẩu, nên hội nhập sẽ mang lại lợi thế tiếp cận thị trường tốt hơn

Kinh tế VN hướng về xuất khẩu, nên hội nhập sẽ mang lại lợi thế tiếp cận thị trường tốt hơn – Ảnh: Đoàn Xuân Hải

Theo ông, chúng ta phải xây dựng hàng rào phi thuế quan ra sao để bảo hộ DN trong nước như các nước đã và đang thực hiện rất hiệu quả?
Hàng rào phi thuế quan có mâu thuẫn bởi đó là công cụ hai mặt. Có những hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, vì mục đích bảo đảm an ninh an toàn cho con người sẽ được chấp nhận. Song hàng rào phi thuế quan bị lạm dụng trở thành bảo hộ thiếu bình đẳng. Hàng loạt vụ kiện bán phá giá của các nước với hàng xuất khẩu của VN trong thời gian qua là dẫn chứng sinh động nhất cho việc này.
VN là nước hội nhập, tư tưởng chung là tự do thương mại, tạo mọi thuận lợi cho tự do thương mại, hàng rào kỹ thuật về vệ sinh an toàn là cần thiết. Ngoài ra, những vấn đề ảnh hưởng đến công ăn việc làm, ảnh hưởng đến xã hội trong nước; các ngành nghề không thể xử lý ngay trong thời gian ngắn, cũng cần dựng hàng rào bảo hộ. Nó không là vũ khí mà là công cụ trong hoàn cảnh cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý là không nên lạm dụng, nhìn nhận nó như công cụ bảo hộ thật và quan trọng nhất là lạm dụng. Nếu nhìn ở góc độ này, một số ngành dễ đối diện nguy cơ đổ vỡ như tôi đề cập trên cần duy trì hàng rào bảo hộ một thời gian, theo lộ trình nhất định để cả DN lẫn Chính phủ có thời gian sắp xếp ổn định tốt hơn.
Ý kiến:

Thay đổi để hội nhập sâu hơn - ảnh 5
Hội nhập không chờ một ai !
Chúng tôi vừa tổng kết hoạt động năm 2014 và giới doanh nhân TP.HCM cùng chung nhận định, năm 2015 tiếp tục là năm không thuận lợi. Những khó khăn cũ vẫn còn đó và khó khăn mới tiếp tục xuất hiện. Vì thế, nhà nước cần hỗ trợ DN tiếp cận những thứ mà họ cần, đặc biệt là vốn và thị trường. Chủ trương đã có, nhưng từ chủ trương đến thực hiện vẫn còn cách xa. Giá xăng giảm là điều kiện tốt cho các DN sản xuất trong năm tới nhưng năm 2015 nhiều hàng hóa trong khu vực xuất khẩu vào VN giảm thuế rất sâu. Trong khi đó, DN lại thiếu phòng thủ, không có chuẩn bị kỹ càng. Hội nhập không chờ chúng ta chuẩn bị, dù điều đó diễn ra ngay tại sân nhà VN.
Ông Huỳnh Văn Minh
(Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM)
 

Thay đổi để hội nhập sâu hơn - ảnh 6
Cần nhất là môi trường kinh doanh bình đẳng
Năm 2014, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực như thúc đẩy cổ phần hóa các DN nhà nước. Tôi mong rằng các chính sách đó sẽ được đẩy mạnh hơn nữa trong năm 2015 để thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng tốt hơn. Từ đó ngành thép cũng kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng tốt hơn, nhất là về sức tiêu thụ. Tuy nhiên, đối với các DN, việc tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng cho tất cả mọi ngành nghề là quan trọng nhất. Bởi hiện nay các DN FDI vẫn nhận được nhiều ưu đãi ở các địa phương. Bên cạnh đó, mong Chính phủ quyết liệt hơn trong việc chống chuyển giá của các đơn vị FDI. Vừa được hưởng ưu đãi nhưng lại có những chiêu trò như chuyển giá thì chắc chắn các DN trong nước sẽ không thể nào cạnh tranh được.
Ông Đỗ Duy Thái
(Tổng giám đốc Công ty thép Việt)
 

Thay đổi để hội nhập sâu hơn - ảnh 7
Các DN nội cần sử dụng sản phẩm của nhau để tăng độ lan tỏa
VN là một nền kinh tế gia công, các sản phẩm hỗ trợ chưa phát triển. Nhưng ngay như luật thuế và các chính sách tín dụng cũng phân biệt DN xuất khẩu và DN bán sản phẩm trong nội địa. Trong khi phần VN được hưởng trong giá trị xuất khẩu là rất thấp. Với tình hình như thế thì gia nhập các tổ chức quốc tế, những nước nhập khẩu các sản phẩm làm đầu vào cho quá trình sản xuất của nước ta sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Vì thế, các thành phần kinh tế và các ngành kinh tế cần sử dụng sản phẩm của nhau để tăng độ lan tỏa và nâng cao giá trị sản phẩm trong chuỗi giá trị.
TS Bùi Trinh
(Chuyên gia kinh tế độc lập)
M.P – T.T – Đ.S

 

 

Nguyên Nga