Tài liệu Khoá Tập huấn Hội thảo của Uỷ ban Công lý và Hoà bình

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng: con người chính là con đường của Thiên Chúa, vì Ngôi lời Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta. Hơn nữa, con người còn là con đường của Giáo Hội. Nhưng “con đường” đó thật sự là gì, tình trạng hiện nay ra sao, và cần phải sửa chữa như thế nào?

 

Lời mở đầu
Khoá Tập huấn Hội thảo của Uỷ ban Công lý và Hoà bình
Về Giáo huấn xã hội Công giáo và con người
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
 
Kính thưa Quý Đức cha, Qu‎ý cha, Qu‎ý Trưởng Ban và Qu‎ý vị,
1. Sứ mạng.
Hôm nay chúng ta khai mạc khoá Hội thảo Tập huấn “Giáo huấn Xã hội Công giáo về con người”, con nhớ đến lời Tin mừng của Chúa nhật III Mùa Vọng  năm B: Khi người Do thái hỏi ông Gioan là ai và tiên tri đã nói về chính mình: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi” (Ga 1,23). Mỗi thành viên, tình nguyện viên của Uỷ ban Công l‎ý và Hoà bình chúng ta đều có thể trả lời cho người khác về bản thân và sứ mạng của mình như vậy: chúng tôi là tiếng người loan báo Đức Giêsu Kitô và là người sửa đường cho Thiên Chúa.
Tất cả chúng ta đều hiểu rằng: con người chính là con đường của Thiên Chúa, vì Ngôi lời Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta (x. Ga 1,14). Hơn nữa, con người còn là con đường của Giáo Hội (x. ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Đấng Cứu Độ Con Người, Redemptor Hominis, số 14; Tóm lược Học thuyết Giáo hội Công giáo, số 62). Nhưng “con đường” đó thật sự là gì, tình trạng hiện nay ra sao, và cần phải sửa chữa như thế nào? Đó là nội dung Khoá Tập huấn của chúng ta về con người.
2. Tình trạng con đường
Để giúp anh chị em có một tầm nhìn rộng lớn hơn về tình trạng “con đường” Việt Nam hiện nay, xin cho phép tôi được chia sẻ một vài số liệu cụ thể. Hy vọng chúng ta có thể nhờ đó hiểu thêm về tình trạng xã hội và định hướng cho hoạt động của Uỷ ban chúng ta trong năm mới:
Nước Việt Nam chúng ta hiện nay có 89 triệu dân. Tình trạng kinh tế đang đi xuống theo với tình trạng chung của nền kinh tế toàn cầu, khiến cho tâm l‎ý con người càng ngày càng bất an, càng ưu tư để kiếm cho đủ cơm áo gạo tiền. Gần 6 triệu người sống dưới mức nghèo khổ cùng cực, không kiếm đủ 1 USD/ ngày (khoảng 21 ngàn đồng Việt Nam); nhìn họ tranh nhau bới moi thùng rác mỗi tối mà lòng ta se lại. Đi đâu chúng ta cũng bắt gặp những bàn tay chìa ra những tờ vé số xin người ta mua giúp. Gần 10 triệu người Việt Nam (10,6% dân số) mắc bệnh tâm thần từ nhẹ đến nặng, trong đó có 1% cần phải chữa trị tích cực. Nếu nhìn gần hơn chút nữa “con đường” Việt Nam, chúng ta còn thấy khoảng 6 triệu người khuyết tật thuộc 13 dạng tật khác nhau, gần 300 ngàn người nhiễm HIV/AIDS, 200 ngàn người nghiện ma tu‎ý, gần 10 triệu người nghiện rượu bia thuốc lá trong số 24 triệu người uống rượu hay và 33 triệu người hút thuốc.
Trong số 24 triệu người truy cập internet, mỗi ngày có gần 10 triệu người chơi trò chơi trực tuyến, bỏ cả học hành làm việc. Từ tháng 7 năm 2007 đến nay, Việt Nam đứng đầu thế giới về số lượng người truy cập phim sex, mỗi ngày có hơn 5 triệu người xem những phim ảnh đồi truỵ, tâm thần trong sáng bị huỷ hoại, từ đó dẫn đến bao nhiêu hậu quả tai hại trong xã hội: những quán bia ôm, massage, karaoke, cà phê trá hình mọc lên khắp nơi. Việt Nam có khoảng 2 triệu ca phá thai hằng năm, 30% những phụ nữ bỏ con đó bị trầm cảm, rối loạn tâm thần rất cần được chữa trị để tìm lại bình an cho tâm hồn. Nếu chỉ tính trong 10 năm, chúng ta có khoảng 6 triệu phụ nữ bất an như vậy, chưa kể 6,62% phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh con và những người rối loạn tâm thần vì tình trạng gia đình tan vỡ do ly dị, ly thân.
Qua các phương tiện truyền thông hằng ngày, chúng ta thấy nhan nhản những hiện tượng nói lên con người Việt Nam đang chạy theo đời sống hưởng thụ ích kỷ, nền văn hoá thực dụng và nền giáo dục trọng bằng cấp bên ngoài, khiến cho nhiều người bị tha hoá, nhiều người buôn gian bán dối với những hàng độc hại nguy hiểm, không nghĩ đến sự bất công mình gây ra cho người khác. Nhiều người nông dân bán những nông sản còn đầy thuốc trừ sâu và phân bón độc hại chỉ để kiếm lợi, bất chấp đến nguy hiểm cho mạng sống con người. Trong một cuộc điều tra xã hội mới đây, người ta thống kê được rằng: 38% thanh niên và 43% người lớn sẵn sàng vi phạm nguyên tắc liêm chính để được nhận vào một trường hoặc công ty tốt (Báo Tuổi Trẻ, ngày 09-0-2011).
Vài nét chấm phá để  ta thấy “con đường” Việt Nam chúng ta đau khổ và tàn tạ như thế nào! Có nhìn ra được sự thật về con đường của mình hay của người khác đang bị tàn phá, huỷ hoại, cong queo, lồi lõm, xấu xí, ta mới đem hết tài năng, ân phúc Chúa ban để sửa con đường của Người theo đúng con đường mẫu là Đức Giêsu Kitô vì Người là con đường dẫn đến sự thật tuyệt đối và sự sống vĩnh hằng (x. Ga, 14,6).
–o-0-o–
 
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN – HỘI THẢO I
CỦA UỶ BAN CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH
 
Chủ đề: Giáo huấn Xã hội Công giáo và Con người
 
Uỷ ban Công l‎ý và Hoà bình (UBCLHB) mới chính thức ra mắt từ ngày 27-5-2011 đến nay, nhiều người trong cộng đồng Dân Chúa hy vọng UB sẽ có những hoạt động cụ thể để đem lại công l‎ý và hoà bình, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho con người trong cộng đồng xã hội, chống lại những áp bức và bất công theo đúng tinh thần của Giáo huấn Xã hội Công giáo… Tuy nhiên, nhiều người có trách nhiệm, ở Văn phòng Trung ương cũng như ở Ban CLHB giáo phận và giáo xứ, chưa biết phải làm gì và làm như thế nào. Vì thế, UB tổ chức một khoá tập huấn – Hội thảo I, kéo dài 2 ngày, từ 13-14/12/2011 tại Trung tâm Mục vụ TGP Tp. HCM để giới thiệu một số điểm cơ bản trong giáo huấn xã hội Công giáo về con người nhằm mục đích giúp các thành viên và tình nguyện viên trong Ban CLHB giáo phận hiểu thêm và định hướng được hoạt động của mình.
1. Chương trình
UB dự định tổ chức 4 khoá tập huấn như sau:
1 khoá ở Giáo tỉnh TP.HCM, 1 khoá ở Giáo tỉnh Huế và 2 khoá ở Giáo tỉnh Hà Nội; như thế số người của mỗi giáo phận được đào tạo sẽ đông hơn, nhằm giúp giáo phận có đủ nhân sự làm việc. Hơn nữa, tổ chức theo từng khoá nhỏ như thế sẽ giúp các tham dự viên có nhiều dịp gặp gỡ nhau và những nhu cầu của địa phương sẽ cụ thể và thiết thực hơn.
 2. Thời gian và địa điểm
– Giáo tỉnh TP.HCM:
10 giáo phận TP.HCM, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt, Phú Cường, Phan Thiết, Xuân Lộc, Bà Rịa): từ 7g00 sáng thứ Ba, ngày 13-12-2011, đến 17g00 chiều thứ Tư, ngày 14-12-2011, tại Văn phòng Trung ương UBCLHB, 6 bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM.
Giáo tỉnh Hà Nội:
* 6 giáo phận: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hoá, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Bình: từ 7g00 sáng thứ Hai, ngày 09-01-2012, đến 17g00 chiều thứ Ba, ngày 10-01-2012, tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Bắc Ninh, đường Ngô Gia Tự, P.Ninh Xá, TP. Bắc Ninh.
* 4 giáo phận còn lại (Thanh Hoá, Bùi Chu, Phát Diệm, Vinh): từ 7g00 sáng thứ Năm, ngày 12-1-2012, đến 17g00 chiều thứ Sáu, ngày 13-1-2012, tại Toà Giám mục Thanh Hoá, số 50 Nguyễn Trường Tộ, P. Trường Thi, TP. Thanh Hoá.
Giáo tỉnh Huế (Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Kontum, Buôn Ma Thuột): từ 7g00 sáng thứ Năm, ngày 16-2-2012, đến 17g00 chiều thứ Sáu, ngày 17-2-2012, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế, 6 Nguyễn Trường Tộ, TP. Huế.
3. Ban Tổ chức:
– Đức cha Chủ tịch, Phaolô Nguyễn Thái Hợp: điều hành chung.
– Cha Tổng Thư k‎ý, Antôn Nguyễn Ngọc Sơn: lo việc đào tạo, nội dung giảng dạy, giảng viên, tài liệu học tập.
– Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng: tài chính, xe vận chuyển, ăn ở, quà tặng cám ơn, phụng tự.
– Ông Vương Đình Chữ, phụ tá tổng thư k‎ý: lo việc đăng k‎ý ghi danh tham dự, thẻ tham dự, giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá học.
4. Đối tượng tham dự
Khoá dành cho các cha phụ trách và các tình nguyện viên làm việc trong Ban CLHB của giáo phận. Mỗi giáo phận có thể đăng k‎ý từ 6-10 người có trình độ học vấn: tốt nghiệp PTTH.
5. Thuyết trình viên
Đức cha Chủ tịch, Phaolô Nguyễn Thái Hợp; Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng, LS Nguyễn Văn Phương, TS Anna Nguyễn Thị Hồng Loan.
6. Chi phí
– Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí ăn ở và đào tạo.
– Tham dự viên tự lo chi phí vận chuyển.
– Tham dự viên ở xa có thể đến trước 1 ngày và ra về sau ngày bế mạc khoá học.
7. Các đề tài thuyết trình và thảo luận:
7.1. Ngày thứ I: Trình bày những điểm khái quát và giáo huấn về con người
Buổi sáng (thuyết trình):
1. Giáo huấn xã hội Công giáo, nguồn gốc và quá trình hình thành (chương 2, phần 3)
     2. Bản chất của học thuyết xã hội Công giáo (chương 2, phần 1 và 2)
     3. Con người trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa: Đức Giêsu Kitô, con người mới, hoàn thành kế hoạch yêu thương và cứu độ. Vai trò của Giáo Hội trong việc tiếp tục công trình cứu độ” (chương 1, phần 1-4).
Buổi chiều (thuyết trình):
      1. Những nguyên tắc nền tảng của giáo huấn xã hội Công giáo (chương 3, phần 1 và chương 4)
a. Nguyên tắc nhân vị và các quyền cơ bản của con người.
b. Nguyên tắc công ích và mục tiêu phổ quát của của cải.
c. Nguyên tắc bổ trợ và sự tham gia.
d. Nguyên tắc liên đới và các giá trị cơ bản của đời sống xã hội.
2. “Hướng đến một nền nhân bản toàn diện và liên đới” (các chiều hướng căn bản của con người: thể xác và tinh thần, tự nhiên và siêu nhiên, cá nhân và tập thể, nội tâm và ngoại giới. Tính thống nhất nơi con người) ( chương 3, phần 1-3)
3. “Nhân quyền” (chương 3, phần 4).
7.2. Ngày thứ II: Thảo luận theo các đề tài đã trình bày
Buổi sáng (thảo luận)
       1. Con người Việt Nam trong cấu trúc tâm l‎ý – văn hoá xã hội
             Câu hỏi thảo luận: UB sẽ làm gì để điều chỉnh cấu trúc đó? Xây dựng nền nhân bản mới ở Việt Nam như thế nào?
 2. Con người Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội hiện nay.
             Câu hỏi thảo luận: Làm thế nào để sống ổn định và an bình?
       3. – Giới thiệu Hội đồng Giáo hoàng Công l‎ý và Hoà bình: nguồn gốc, mục tiêu,   nhiệm vụ, cơ cấu, hoạt động, tổ chức.
          – Tổng kết hoạt động Năm 2011 của Văn phòng Trung ương Uỷ ban Công l‎ý và Hoà bình Việt Nam.
           – Giới thiệu và thảo luận về Quy chế Dự thảo của Uỷ ban CLHB: nguồn gốc, mục đích, mục tiêu, sứ mạng, nguyên tắc hành động, hoạt động cụ thể, mạng lưới, tổ chức 20 phút.
Buổi chiều :Thảo luận về Quy chế và đường hướng hoạt động của UB theo các nhóm. Đúc kết thảo luận. Tổng kết khoá học
 
Chương trình chi tiết
Ngày thứ I
Trình bày những điểm khái quát và giáo huấn về con người
7g00-7g30 :     Tiếp đón các tham dự viên, ghi danh, phát tài liệu.
7g30-7g55 :     Nghi thức khai mạc, kinh khai mạc (Cha Thăng), ĐC chủ tịch ngỏ lời động viên, Ban Tổ chức thông báo chương trình làm việc.
8g00-9g00 :     “Giáo huấn xã hội Công giáo, nguồn gốc và quá trình hình thành” (ĐC Chủ tịch).
9g00-9g15 :     Nghỉ ngơi.
9g15-10g15: “Bản chất của học thuyết xã hội Công giáo” (Cha Thăng).
10g15-10g30: Giải lao.
10g30-11g30: “Con người trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa: Đức Giêsu Kitô, con người mới, hoàn thành kế hoạch yêu thương và cứu độ. Vai trò của Giáo Hội trong việc tiếp tục công trình cứu độ” (ĐC Chủ tịch).
11g30-12g15: Cơm trưa.
12g15-13g15: Nghỉ trưa.
13g15-13g30: Sinh hoạt đầu giờ.
13g30-14g30: “Những nguyên tắc nền tảng của giáo huấn xã hội Công giáo” (Nữ tu Thanh Lương)
a. Nguyên tắc nhân vị và các quyền cơ bản của con người.
b. Nguyên tắc công ích và mục tiêu phổ quát của của cải.
c. Nguyên tắc bổ trợ và sự tham gia.
d. Nguyên tắc liên đới và các giá trị cơ bản của đời sống xã hội.
14g30-14g45: Giải lao.
14g45-15g30: “Hướng đến một nền nhân bản toàn diện và liên đới” (các chiều hướng căn bản của con người: thể xác và tinh thần, tự nhiên và siêu nhiên, cá nhân và tập thể, nội tâm và ngoại giới. Tính thống nhất nơi con người) (Cha Sơn).
 15g30-15g45: Giải lao.
15g45-16g30: “Nhân quyền” (LS Phương)
                     Ban Công l‎ý và Hoà bình giáo phận: thảo luận từng nhóm theo giáo phận về cách tổ chức, hoạt động, mối liên lạc với Văn phòng Trung ương, gây quỹ hoạt động, nhu cầu cụ thể của địa phương.
16g30-18g00: Nghỉ ngơi.
18g00           : Cơm tối dành cho những tham dự viên ở tại Trung tâm Mục vụ.
 
Ngày thứ II
Thảo luận theo các đề tài đã trình bày
 
 6g30-7g00:     Điểm tâm tại Căng tin dành cho những ai ở tại Trung tâm Mục vụ.
 7g45-7g55:     Khởi động, sinh hoạt đầu ngày.
 8g00-9g00:     “Con người Việt Nam trong cấu trúc tâm l‎ý – văn hoá xã hội” (TS Nguyễn Thị Hồng Loan) gợi ý 30 phút, 30 phút thảo luận): UB sẽ làm gì để điều chỉnh cấu trúc đó? Xây dựng nền nhân bản mới ở Việt Nam như thế nào?
 9g00-9g15:     Giải lao.
 9g15-10g15: “Con người Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội hiện nay” (Ls Phương gợi ý 30 phút, 30 phút thảo luận): Làm thế nào để sống ổn định và an bình?
 10g15-10g30: Nghỉ ngơi
 10g30-11g30: – Giới thiệu Hội đồng Giáo hoàng Công l‎ý và Hoà bình: nguồn gốc, mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu, hoạt động, tổ chức (ĐC Chủ tịch gợi ý 20 phút).
– Tổng kết hoạt động Năm 2011 của Văn phòng Trung ương Uỷ ban Công l‎ý và Hoà bình Việt Nam (Cha Sơn gợi ‎ý 20 phút).
– Giới thiệu và thảo luận về Quy chế Dự thảo của Uỷ ban CLHB: nguồn gốc, mục đích, mục tiêu, sứ mạng, nguyên tắc hành động, hoạt động cụ thể, mạng lưới, tổ chức 20 phút (ĐC Chủ tịch).
11g30-12g15: Cơm trưa.
12g15-13g15: Nghỉ trưa.
13g15-13g30: Sinh hoạt đầu giờ.
13g30-15g30: Thảo luận về Quy chế và đường hướng hoạt động của UB theo các nhóm.
15g30-15g45: Giải lao.
15g45-16g30: Đúc kết thảo luận. Tổng kết khoá học
16g30-17g00: Nghỉ ngơi
17g00           : Thánh lễ bế mạc. Ra về.
 
–o-0-o–
 
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG
UỶ BAN CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH VIỆT NAM
TỪ 1-1-2011 ĐẾN 13-12-2011
Văn phòng Trung ương (VPTU) Uỷ ban Công lý và Hoà bình (UBCLHB) xin tổng kết những hoạt động chính trong thời gian từ ngày thành lập văn phòng, 1-1-2011 đến 13-12-2011 theo chương trình hành động năm 2011 đã được trình bày trong Lễ Ra Mắt của Uỷ Ban như sau:
I. TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG
1. Thiết lập mạng lưới (CT 01/TLML/2011)
1.1. Lập Văn phòng Trung ương
Sau khi nhận được quyết định của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Uỷ Ban, ngày 1-1-2011, bổ nhiệm Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn làm Tổng Thư ký để cùng với ngài tổ chức, điều hành các hoạt động của Uỷ Ban trên toàn quốc, linh mục Tổng Thư ký (TTK) đã lên dự án thiết lập VPTU và từng bước thực hiện dự án này.
– Địa điểm: VPTU được đặt tại lầu 1, Nhà Truyền Thống, trong khuôn viên của Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, số 6bis Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1. TP.HCM – ĐT: (84) 8 36007651 – Email: [email protected] – Web: www.conglyvahoabinh.org
– Nhân sự: hiện nay văn phòng có linh mục TTK và ông Vương Đình Chữ, phụ tá TTK. Ngoài ra, Đức cha Chủ tịch đã mời thêm một số anh chị em khác tham gia văn phòng như chuyên viên và cố vấn: Lm. G.M. Lê Quốc Thăng (5-2011), luật sư Nguyễn Văn Phương (5-2011), ông Nguyễn Quốc Thái (5-2011), Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng (11-2011), Nt. Anna Nguyễn Thị Hồng Loan (11-2011), Nt. Maria Trần Thanh Lương (11-2011).
Trang thiết bị và dụng cụ văn phòng đã tạm đủ để có thể hoạt động, nhờ sự giúp đỡ của các ân nhân.
– Soạn thảo Quy chế: Quy chế Uỷ Ban là một văn kiện quan trọng có tính định hướng lâu dài cho hoạt động của Uỷ Ban trong toàn bộ hệ thống và cơ cấu tổ chức cũng như giúp cho các địa phương có thể thiết lập Ban CLHB tại giáo phận và giáo xứ.
Sau nhiều tháng nghiên cứu, bản văn dự thảo Quy chế đã được Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban trình lên HĐGMVN sáng ngày 28-4-2011, trong Hội nghị Thường niên lần I, năm 2011, tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM.
Bản Quy chế gồm 19 điều nhắc đến sự thành lập, mối tương quan giữa UBCLHBVN với Hội đồng Giáo hoàng CLHB ở Rôma, ý nghĩa tên gọi, nền tảng Thánh Kinh và thần học, công lý và hoà bình theo giáo huấn xã hội Công giáo, ý nghĩa logo, mục đích, mục tiêu, sứ mạng, nguyên tắc hành động, hoạt động cụ thể, đối tượng phục vụ, cơ cấu tổ chức, cơ cấu điều hành, hệ thống tổ chức các cấp, nhiệm kỳ, quỹ hoạt động, việc sửa đổi Quy chế, ban hành Quy chế.
Bản Quy chế này đã được công bố trong Lễ Ra mắt của Uỷ Ban vào ngày 27-5-2011.
1.2. Xây dựng mạng lưới UBCLHB tại giáo phận
Hiện nay đã có 18 trên tổng số 26 giáo phận đã có linh mục phụ trách Ban CLHB giáo phận và kết nạp các tình nguyện viên cho hoạt động của Ban tại giáo phận.
Do những khó khăn khởi đầu nên việc liên lạc giữa VPTU và các Ban CLHB giáo phận còn bị gián đoạn. Hoạt động của Ban CLHB giáo phận chưa được gửi về VPTU để chia sẻ cho các giáo phận khác.
2. Trang web truyền thông (CT 02/TWTT/2011)
– Sau nhiều ngày chuẩn bị cùng với các chuyên viên kỹ thuật, ngày Lễ Truyền Tin, 25-3-2011, trang web của Uỷ Ban đã được đưa lên mạng truyền thông toàn cầu để chạy thử. Trang web này có địa chỉ: www.conglyvahoabinh.org, vừa là phương tiện để thông báo tin tức, đào tạo nhân sự về học thuyết xã hội Công giáo, vừa là diễn đàn của Uỷ Ban để cổ vũ cho công lý và hoà bình.
Ngày lễ Chúa Phục Sinh, 24-4-2011, trang web được chính thức trình lên Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) và Đức cha Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội cũng như giới thiệu với cộng đồng Dân Chúa.
Ngày 10/8/2011, Đức cha Chủ tịch đã chỉ định cha Nguyễn Nam Việt phụ trách trang web của Uỷ Ban, nhưng cho đến nay linh mục Tổng Thư k‎ý vẫn phải phụ trách trang web này.
Tính đến 18 giờ ngày 11/12/2011, số lượt truy cập trang web này là 877.557. Trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 3.000 lượt truy cập. Trong thời gian khởi đầu, chắc chắn trang web này còn nhiều thiếu sót, rất cần sự cộng tác và nâng đỡ của các kỹ thuật viên và biên tập viên để mỗi ngày một cải thiện và phong phú hơn.
– Trong tư cách cá nhân, linh mục Tổng Thư k‎ý đã cộng tác với dòng Claretian và nhiều anh chị em khác để biên soạn các sách thúc đẩy sống Lời Chúa, loan báo Tin Mừng, cổ vũ cho nền nhân bản toàn diện và liên đới theo Giáo huấn xã hội Công giáo như cuốn Daily Gospel 2012, Lời Chúa Hằng Ngày 2012 và Huấn từ ĐGH Bênêđictô XVI – năm B.
3. Giáo huấn Xã hội(CT 03/GHXH/2011)
Linh mục Tổng Thư k‎ý đã tham gia và giảng dạy trong các buổi hội thảo, học hỏi về giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo được tổ chức tại nhiều nơi cho các tín hữu giáo dân. Đặc biệt là giảng khoá Học thuyết Xã hội Công giáo tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, từ tháng 9-2011 đến nay.
Lm. G.M. Lê Quốc Thăng, Trưởng ban Công lý và Hoà bình TGP.TPHCM đã giảng dạy Học thuyết Xã hội Công giáo cho nhiều tín hữu trong TGP.TPHCM.
Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng cũng đang giảng dạy Học thuyết Xã hội Công giáo cho một số giáo dân quan tâm.
4. Lễ Ra Mắt (CT 04/LRM/2011)
Lễ Ra Mắt để chính thức công bố hoạt động xã hội của Uỷ Ban được tổ chức ngày 27/05/2011, tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, lồng trong buổi toạ đàm về công lý và hoà bình. Tổng số khách mời đến tham dự gồm 262 người, trong đó có 5 Đức cha, 59 linh mục đến từ 22 giáo phận, 110 tu sĩ thuộc 16 dòng tu nam và 38 dòng tu nữ, 88 giáo dân thuộc các nhóm: Câu Lạc bộ Nguyễn Văn Bình, Nhóm Đức tin-Văn hoá, Nhóm Doanh Trí ở Hà Nội, 19 đoàn thể và các giới với nhiều bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, doanh nhân, nhân sĩ…
Các bài thuyết trình đều được trình bày ngắn gọn, rõ ràng dù rằng vấn đề rất rộng lớn. Nhờ bộ tài liệu khá đầy đủ và đã được in trước nên tham dự viên có thể theo dõi dễ dàng. Các thuyết trình viên chỉ trình bày những điểm khái quát có liên quan đến công lý và hoà bình và mong ước các tham dự viên sẽ cùng đào sâu trong phần hội thảo vào buổi chiều cùng ngày. Lễ Ra mắt là dịp giới thiệu chính thức Uỷ Ban với Dân Chúa và cộng đồng xã hội.
5. Đào tạo nhân bản (CT 05/ĐTNB/2011)
Uỷ Ban đã mở các khoá tham vấn tâm l‎ý trị liệu nhằm mục đích đào tạo nhân bản, tìm lại bình an cho những người nghiện ngập như:
– Nghiện trò chơi trực tuyến (game online), từ ngày 24-28/10/2011 do UBCLHB và Cty Hợp Tác Trẻ (YMCA) đồng tổ chức tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM cho 28 tham dự viên;
– Nghiện phim, truyện, trò chơi sex, từ ngày 05-09/12/2011, tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, cho 52 tham dự viên.
6. Xây dựng trung tâm (CT 06/XDTT/2011)
Trong Chương trình Hành động năm 2011, văn phòng có đề cập đến việc xây dựng Trung tâm Phục hồi Tinh thần ở Định An, Đức Trọng, Lâm Đồng, cho những người bị bất an về mặt tinh thần do nghiện ngập, phá thai, bất ổn trong gia đình. Tuy nhiên, mục xây dựng trung tâm này đã được rút khỏi chương trình để khỏi gây hiểu lầm về việc thu nhận tài chính của Uỷ Ban và để công việc xây dựng được tiến triển tốt đẹp.
7. Bảo vệ Môi trường (CT 07/BVMT/2011)
VPTU chưa có điều kiện để có thể tổ chức Các Ngày Hành động vì Môi trường như ngày hoà bình, ngày trái đất để gây nhận thức về công lý và hoà bình đối với môi trường sống của con người.
8. Hoạt động liên kết (CT 08/HĐLK/2011)
VPTU đã liên kết với CLB Nguyễn Văn Bình trong việc tiếp đón đoàn các linh mục tổng đại diện Đức, do tổ chức Misereor tài trợ.
VPTU đã liên kết với Công ty Hợp Tác Trẻ để tổ chức các khoá tập huấn.
II. TỔNG KẾT TÀI CHÍNH
VPTU tổng kết về các mục thu chi trong năm 2011 kèm theo Báo cáo về Tài chính như sau:
Phần thu gồm 10 mục với số tiền là 149.500.000 đồng.
Phần chi gồm 58 mục với số tiền là 148.794.000 đồng.
Số tiền tồn cuối năm là 706.000 đồng.
III. DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG 2012
Để cổ vũ cho công lý và hoà bình, xây dựng nền nhân bản toàn diện, Uỷ Ban đề nghị các tham dự viên cùng bàn luận về chương trình hành động năm 2012 với các mục chính được gợi ý sau đây:
1. Thiết lập mạng lưới (CT 01/TLML/2012)
Củng cố VPTU:
Đức cha Chủ tịch đã mời thêm một số những anh chị em làm cố vấn và chuyên viên cho VPTU, vì thế cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, nhất là cần nhân viên làm việc thường trực ở văn phòng để có thể tiếp nhận những văn bản từ các nơi gửi về và liên kết với các Ban CLHB giáo phận cũng như với các tổ chức xã hội khác. Nhân viên thường trực được trả lương va thù lao tương xứng.
Xây dựng mạng lưới Ban CLHB giáo phận:
VPTU sẽ thúc đẩy để thành lập tại 26 giáo phận có linh mục hay tu sĩ làm trưởng ban và điều hành hoạt động của ban tại giáo phận.
2. Trang web truyền thông (CT 02/TWTT/2012)
Cần mở rộng trang web để có nhiều người tham gia với những nội dung phong phú hơn. Các Ban CLHB giáo phận nên thường xuyên gửi tin và bài để đóng góp cho trang web.
3. Giáo huấn Xã hội(CT 03/GHXH/2012)
– VPTU sẽ mở các khoá tập huấn trong tháng Giêng năm 2012 để đào tạo cho 10 giáo phận của Giáo tỉnh Hà Nội và trong tháng Hai năm 2012 cho 6 giáo phận của Giáo tỉnh Huế để học hỏi về giáo huấn xã hội Công giáo đối với con người. VPTU sẽ in các sách cần thiết cho công tác này, nhất là tái bản cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của GHCG.
– Tăng cường các khoá học về giáo huấn xã hội tại nhiều nơi trong TP.HCM cũng như tại các Ban CLHB giáo phận.
4. Đào tạo nhân bản (CT 04/ĐTNB/2012)
VPTU sẽ mở các khoá tham vấn tâm l‎ý để giúp các phụ nữ bất an về tinh thần sau khi bỏ con, mất con hay bất ổn trong gia đình (tháng 4/2012); bạo lực học đường (tháng 6/2012); giá trị sống và kỹ năng sống (tháng 8/2012); tham vấn tâm l‎ý cho người nghiện rượu bia (tháng 10/2012).
5. Hoạt động liên kết (CT05/HĐLK/2012)
VPTU sẽ phối hợp với các Ban CLHB giáo phận và các tổ chức xã hội khác để cùng hoạt động xã hội nhằm xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới cho con người, dân tộc Việt Nam và gia đình nhân loại.
KẾT LUẬN
Văn phòng Trung ương xin chân thành cám ơn Hội đồng Giám mục Việt Nam, Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, Trung tâm Công giáo, quý ân nhân và các anh chị tình nguyện viên đã tích cực giúp đỡ Uỷ ban trong giai đoạn khởi đầu còn nhiều khó khăn và thiếu thốn của năm 2011. Xin Chúa trả công bội hậu và chúc lành cho Quý Đức cha cùng toàn thể Quý vị.
Kình chúc Qu‎ý Đức Cha, Qu‎ý Cha và toàn thể Qu‎ý vị một Mùa Giáng Sinh an lành và một Năm Mới tràn đầy hồng ân Chúa.
Kính báo
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tổng Thư ký