Báo động về đạo đức
“Mọi người hãy nghĩ lại những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam như “giúp nhau khi hoạn nạn”, “lá lành đùm lá rách”
Phản hồi trên TTO (tuoitre.vn) tuần qua
Báo động về đạo đức
Chiều 16-6, bạn đọc Lê Nguyên Trường Giang gửi về Tuổi Trẻ Online (TTO) tin ảnh “Một vụ hôi của quá vô cảm” về chuyện khoảng 30 người đi đường lượm tiền vương vãi khắp nơi của một người thanh niên vừa bị cướp giật bất thành tại vòng xoay ngã năm An Dương Vương (TP.HCM).
Ngay sau khi tin đăng lên TTO, bạn đọc khắp nơi đồng loạt gửi ý kiến phê phán việc “ăn cướp” vô cảm này. Sự phản ứng của cộng đồng mạng trên TTO càng lúc càng mạnh mẽ, chỉ trong đêm 16 và sáng 17-6 đã có hơn 300 bạn đọc gửi phản hồi tỏ thái độ bất bình với vụ việc.
Không ít bạn đọc đã kể lại những câu chuyện tương tự mà họ từng chứng kiến. Một bạn đọc ở Hà Nội kể: “Một buổi sáng tôi đi làm qua ngõ Cát Linh, con ngõ nhỏ nhưng người dân họp chợ hai bên khá đông. Có một cô gái đi xe SH ngược chiều với tôi đã đánh rơi khá nhiều tiền, từng tập 200.000 đồng, 500.000 đồng, ước khoảng 20-30 triệu đồng rớt trước mặt tôi. Tôi dừng xe và quay lại gọi với theo “rơi tiền rồi em ơi, rơi tiền rồi em ơi” nhưng cô gái không nghe thấy. Khi tôi đang gọi thì chỗ tiền cô gái vừa đánh rơi đã có rất nhiều người nhanh tay nhặt rồi vội vàng giấu mình trong đám đông. Sự việc diễn ra chỉ trong vòng một phút”.
Từ câu chuyện này bạn đọc cũng nhớ lại những câu chuyện về đạo đức của người Nhật. Bạn Nguyễn Đức Bình viết: “Ở Nhật khi thấy tiền rơi ngoài đường, nếu không biết của ai, người Nhật không bao giờ lượm cả. Nếu người ta biết là tiền của ai đó làm rơi (giống người đàn ông xui xẻo trên) thì tất cả mọi người sẽ nhanh tay lượm giúp và gom trả lại người bị nạn. Tại sao người Việt mình không làm được điều tương tự?”.
Bạn Nguyễn Công Tráng viết: “Mọi người hãy nghĩ lại những truyền thống quý báu của dân tộc Việt