Sạt lở 100m quốc lộ 1A địa phận Phú Yên

Chiều 12-11, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự đã ra quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về sự cố sạt lở trên quốc lộ 1A đoạn qua xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đây là đoạn sạt lở hơn 1/3 mặt đường, kéo dài gần 100m và có nguy cơ sạt lở thêm. Hiện đoạn quốc lộ này chỉ thông xe một chiều.

Sạt lở 100m quốc lộ 1A địa phận Phú Yên

* Quảng Ngãi: tắc các tuyến đường lên miền núi

* Áp thấp nhiệt đới gây mưa dông ở miền Trung

Chiều 12-11, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự đã ra quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về sự cố sạt lở trên quốc lộ 1A đoạn qua xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Đây là đoạn sạt lở hơn 1/3 mặt đường, kéo dài gần 100m và có nguy cơ sạt lở thêm. Hiện đoạn quốc lộ này chỉ thông xe một chiều.

Quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp của chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nêu rõ các biện pháp cứu hộ và tăng cường bảo vệ các công trình phòng chống thiên tai đang bị sự cố xảy ra. Trong đó, yêu cầu huyện Tuy An tổ chức di dời các hộ dân nằm trong khu vực sạt lở, Công an tỉnh Phú Yên bố trí lực lượng điều tiết giao thông 24/24 giờ.

Quyết định của chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo thực hiện ngay các biện pháp khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến quốc lộ 1A, yêu cầu Khu Quản lý đường bộ 5 Tổng cục Đường bộ VN sớm hoàn thành công trình chống sạt lở tại đoạn quốc lộ này.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Nguyễn Bá Lộc cho biết: “Trước mắt, ban chỉ đạo yêu cầu Khu Quản lý đường bộ 5 khẩn trương xây dựng đường tránh vào phía núi, không để tê liệt giao thông do sạt lở”.

Chết người do mưa lũ

* Anh Võ Văn Nhân (35 tuổi, ở thôn 4, xã Tiên Mỹ, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) đã bị lũ cuốn trôi chiều 11-11 khi qua cầu chìm Sông Tiên (thị trấn Tiên Kỳ). Đến chiều qua, thi thể nạn nhân vẫn chưa tìm thấy.

* Ông Võ Ngọc Phúc, hiệu trưởng Trường tiểu học số 1 Hòa Tân Đông (Đông Hòa, Phú Yên), cho biết chiều 10-11 em Lê Viết Lâm (6 tuổi, học sinh lớp 1) đã chết đuối trong một hố đọng nước mưa sâu khoảng 1m trong sân trường.

VÕ TRƯỜNG – DUY THANH

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Sơn – chủ tịch UBND thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên – cho biết đã xảy ra một vụ sụt đất tại khu phố Trường Xuân ở thị trấn này. Tại khu vực chân núi Đầu Voi thuộc khu phố Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh xuất hiện nhiều vết nứt nguy hiểm. Nơi có vết nứt chỉ cách khu dân cư khoảng 200m và cách quốc lộ 1A khoảng 600m.

* Đến chiều 12-11, các tuyến đường từ TP Quảng Ngãi đến trung tâm các huyện miền núi cơ bản được thông tuyến nhưng đường từ trung tâm huyện đến các xã vẫn bị cô lập do trời tiếp tục mưa và bị sạt lở nặng.

Ông Hồ Văn Cảnh, chủ tịch UBND huyện Tây Trà, cho biết đường từ Trà Trung đi Di Lăng, đường Trà Bồng lên Trà Thanh, Trà Lãnh đi Trà Thọ… đều bị sạt lở, ách tắc giao thông. Tại huyện Sơn Tây, đường từ trung tâm huyện đi các xã Sơn Long, Sơn Lập, Sơn Tân, Sơn Tinh, Sơn Liên, Sơn Bua, Sơn Dung vẫn chưa thông.

* Gần nửa tháng nay, khoảng 6.000 người dân ở hai xã Sơn Lâm và Thành Sơn (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) đang phải sống trong chia cắt bởi cây cầu tràn trên tỉnh lộ 9 bắc qua sông Tô Hạp, nối hai xã với trung tâm huyện, bị mưa lũ cuốn trôi.

Nhiều hộ dân ở hai xã Sơn Lâm và Thành Sơn đang khó khăn, gần như không thể xuống trung tâm huyện để mua bán. Gần 6.000 dân ở hai xã này (gần 2/3 là đồng bào dân tộc Raglai) đang sống nhờ thanh niên tình nguyện gùi gạo lên chia cho từng hộ.

Theo ông Cao Mà Niên (ở thôn Tà Giang II, xã Thành Sơn), hiện bà con không đi đâu được, không mua được thức ăn, mọi người phải đi rẫy kiếm rau hoặc ra suối câu cá để sống qua ngày. Ông Cao Lượng – trưởng thôn Tà Giang II – cho biết nhiều ngày qua bà con ở đây phải nấu cháo bắp ăn, UBND xã có cử người gùi gạo vào thôn để phát 10kg/hộ nhưng không đủ.