29/11/2024

Bị đánh còn tốn tiền nộp phạt

Đối với những trường hợp bạo lực gia đình, vi phạm chế độ một vợ một chồng, luật đã có quy định xử phạt. Tuy nhiên, thực tế áp dụng lại có những phát sinh mà theo các chuyên gia cần phải điều chỉnh.

 

Bị đánh còn tốn tiền nộp phạt

 

 

 

Đối với những trường hợp bạo lực gia đình, vi phạm chế độ một vợ một chồng, luật đã có quy định xử phạt. Tuy nhiên, thực tế áp dụng lại có những phát sinh mà theo các chuyên gia cần phải điều chỉnh.




Minh họa: DadMinh hoạ: Dad
Vợ đánh chồng, chồng đánh vợ
 
 
Bị đánh còn tốn tiền nộp phạt - ảnh 2
Thích hợp nhất là bắt mấy ông chồng bạo lực
gia đình, ngoại tình đi lao động kiểu như trồng cây công cộng, nạo vét cống… vài tháng
để các ông ấy nhớ đời và chừa
Bị đánh còn tốn tiền nộp phạt - ảnh 3
 
 Phạm Thị Chung, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú (TP.HCM)
 

Cuối tháng 9.2015, Công an TT.Tân Trụ, H.Tân Trụ (Long An) ra quyết định xử phạt bà L.T.Y. Hương (42 tuổi, ngụ TT.Tân Trụ, H.Tân Trụ, Long An) 1 triệu đồng vì bà đã… đánh chồng. Bà Hương bị xử phạt về hành vi “đánh gây thương tích cho thành viên gia đình” theo Nghị định 167/2013 (có hiệu lực từ ngày 28.12.2013). Trước đó, chồng bà Hương làm đơn tố cáo nhiều lần bị vợ đánh khiến ông phải về nhà mẹ để “lánh nạn”. Làm việc với công an, bà Hương thừa nhận chỉ trong tháng 9.2015 bà đã 4 lần dùng gậy đánh chồng, vì bực mình chồng lười lao động lại ham nhậu nhẹt.

Một trường hợp khác, cũng vợ đánh chồng xảy ra ở An Giang hồi tháng 8.2015. Ngày 2.8.2015, ông Nguyễn Văn Hợp (45 tuổi, ngụ xã Tân Trung, An Giang) đi nhậu về tính lấy đồ sang nhà mẹ ông ngủ nhưng vợ là bà Lê Thị Bích Vân không cho đi nên hai vợ chồng cãi nhau. Bực mình chồng lớn tiếng chửi, bà Vân tát, đánh chồng. Không nhịn, ông Hợp đè vợ xuống đánh nên hàng xóm gọi Công an xã Tân Trung đến can thiệp. Công an xã đã xử phạt hai vợ chồng này mỗi người 750.000 đồng theo Nghị định 167.
Trước đó cũng ở xã này, ông Nguyễn Văn Dũng (45 tuổi, ngụ xã Tân Trung, An Giang) bị công an xã phạt 750.000 đồng vì rượt đuổi đánh vợ sau khi nhậu về. Công an xã Tân Hoà (tỉnh An Giang) cũng xử phạt một trường hợp chồng đánh vợ – ngày 3.9, anh Lưu Văn Vinh (34 tuổi) đi nhậu về không thấy vợ đâu, gọi mấy tiếng cũng không thấy vợ thưa nên đi tìm. Ra đầu ngõ thấy vợ đang về, Vinh gặng hỏi “không ở nhà mà đi đâu?”, rồi cầm cây rượt đuổi, đánh vợ. Công an xã Tân Hoà đã xử phạt hành chính Vinh 750.000 đồng.
Nên bắt trồng cây, vét cống…
 
 
Chưa từng xử phạt ai ngoại tình
Liên quan đến xử phạt hành chính hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng, Sở Tư pháp TP.HCM cho biết, Sở chưa từng xử phạt một trường hợp nào. Bởi, để xử phạt hành chính hành vi này phải hội tụ đủ 3 điều kiện là: người đã có vợ (hoặc chồng) có con chung; có tài sản chung; quan hệ chung sống (phải được hàng xóm xác nhận) với người khác thì quá khó!
 

Các chuyên gia pháp luật nhìn nhận, việc xử phạt hành chính nói trên là nhằm ngăn chặn các trường hợp bạo lực gia đình; tuy nhiên qua thực hiện cho thấy tiền đóng phạt cũng là tiền chung của hai vợ chồng.

Theo bà Trần Thị Như Phương, Trưởng ban Chính sách – pháp luật (Hội Phụ nữ TP.HCM), chị em phụ nữ là nạn nhân chính của các trường hợp bạo lực gia đình và họ cũng chính là tay hòm chìa khóa của gia đình. Khi các ông chồng bị xử phạt về việc đánh vợ, các ông cũng bảo vợ đưa tiền để đi nộp phạt, do vậy có nhiều ông chồng mỉa mai: “Bà tố cáo tôi thì bà tốn tiền phạt mà thôi!”. Do vậy, nếu lỡ đi tố cáo chồng một lần thì chắc chắn lần sau chị em không tố cáo nữa! Hoặc ngược lại vợ đánh chồng bị công an phạt tiền thì các bà vợ sẽ buộc chồng tháng đó “nộp” tiền lương cao hơn thường lệ để bà đi đóng phạt. Khi đó ông chồng vừa bị vợ đánh, vừa tốn thêm tiền!
Về khía cạnh pháp lý, luật sư Nguyễn Đức Chánh (TP.HCM), nói phần lớn tài chính trong gia đình là do các bà vợ giữ, hiếm trường hợp nào vợ chồng phân định rõ tiền ông, tiền tôi. Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định tài sản hình thành trong hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng nên khi thi hành quyết định xử phạt, không ai yêu cầu chứng minh tiền đóng phạt là tiền chung hay tiền riêng và đa phần là lấy tiền chung đi đóng phạt, nghĩa là, nạn nhân bị bạo lực cũng phải chịu một nửa số tiền! Điều đó là không hợp lý. Luật sư Chánh cho rằng tương lai nên có xử phạt theo hướng cải tạo lao động sẽ phù hợp hơn.
Bà Phạm Thị Chung, Uỷ viên Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú (TP.HCM) cũng cho rằng nên xử phạt các hành vi bạo lực gia đình chồng đánh vợ, vợ đánh chồng bằng cách cải tạo lao động. “Thích hợp nhất là bắt mấy ông chồng bạo lực gia đình, ngoại tình đi lao động kiểu như trồng cây công cộng, nạo vét cống… vài tháng để các ông ấy nhớ đời và chừa”, bà Chung ý kiến.

Phan Thương