23/12/2024

Toà yêu cầu điều tra bổ sung vụ bảo vệ rừng phá đùng tôm

Chiều 27-12 TAND huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã trả hồ sơ vụ án 5 nhân viên ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành cố ý huỷ hoại tài sản của bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc để điều tra bổ sung.

 

Toà yêu cầu điều tra bổ sung vụ bảo vệ rừng phá đùng tôm

Chiều 27-12 TAND huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã trả hồ sơ vụ án 5 nhân viên ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành cố ý huỷ hoại tài sản của bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc để điều tra bổ sung. 

 

 

 

Tòa yêu cầu điều tra bổ sung vụ bảo vệ rừng phá đùng tôm
Bà Ánh Ngọc cùng chồng đến toà với tư cách bị hại – Ảnh: HÀ MI

Sau gần một ngày xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử cho rằng trong quá trình xét hỏi, tranh luận công khai tại tòa cho thấy có nhiều vấn đề chưa được cảnh sát điều tra Công an huyện Nhơn Trạch làm rõ.

Trước đó, đại diện Viện KSND huyện Nhơn Trạch đã cáo buộc 5 bị cáo Lê Văn Lang (trạm trưởng trạm bảo vệ rừng Rạch Tràm), Trương Văn Lớn (đội phó bảo vệ rừng ngập mặn), Lê Ngọc Tuân (nhân viên bảo vệ rừng Rạch Gốc), Phạm Đức Tú (nhân viên bảo vệ rừng trạm Long Thọ), Phạm Văn Ẩn (nhân viên bảo vệ rừng trạm Tắc Hông) ném 40 bao ximăng trong đùng tôm của bà Ngọc trên sông Thị Vải, gây thiệt hại 3,4 triệu đồng.

Viện KSND huyện đánh giá những bị cáo này là cán bộ, đảng viên nhưng ném ximăng, hủy hoại tài sản công dân không những vi phạm tư cách đạo đức mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Tuy nhiên xét nhân thân, quá trình cống hiến và tính chất ít nghiêm trọng nên viện không cần cách ly các bị cáo trên ra khỏi xã hội.

Viện đề nghị hội đồng xét xử tuyên 5 bị cáo mức án từ 8 đến 14 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Đánh phụ nữ, trói người già

Tranh luận tại tòa, bị hại Nguyễn Thị Ánh Ngọc khai trong ngày 26-2 không chỉ 5 bị cáo trên đến hủy hoại tài sản trong đùng tôm, trói, đánh bà và cha bà là ông Nguyễn Văn Ni, mà còn có nhiều nhân viên bảo vệ rừng khác nhưng chưa được làm rõ.

Bà Ngọc chỉ đích danh ông Trần Văn Tròn (đội trưởng đội bảo vệ rừng ngập mặn) là người chỉ đạo một nhóm trói cha bà, còn nhóm khác giật điện thoại của bà Ngọc.

“Nhiều bàn tay đánh đè tôi. Có ông Tròn và một số người đã được tôi khai tại cơ quan điều tra” – bà Ngọc nói.

Trả lời câu hỏi của luật sư, ông Trần Văn Tròn cũng xác nhận ngày 26-2 ông cùng với nhiều nhân viên vào đùng tôm mời thợ hồ về xã làm việc. Tại đây, ông có chứng kiến nhân viên cãi cọ, xô xát với ông Ni.

“Tôi chỉ gạt tay bà Ngọc khi thấy quay phim, chụp hình” – ông Tròn giải thích. 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Ni khẳng định trước toà có 4 nhân viên bảo vệ rừng đè Ngọc, dùng dùi cui đánh vào người. Nhóm khác có ba người đè và trói ông rồi ném điện thoại của Ngọc xuống sông.

Ông Ni nói: “Bữa đó là bữa rất khủng khiếp đối với tôi. Tôi đã già mà họ cũng trói tôi, đưa tôi xuống ghe. Không những thế, các bảo vệ này còn đánh con tôi”.

Tòa yêu cầu điều tra bổ sung vụ bảo vệ rừng phá đùng tôm
Luật sư bào chữa cho bị hại trưng ra bằng chứng việc nhân viên bảo vệ rừng mang dùi cui vào đùng tôm trói, đánh bà Ngọc và cha bà - Ảnh: HÀ MI

Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?

Tại t, xác nhận trước các câu hỏi của luật sư bào chữa cho bị hại, cả ông Trần Văn Tròn và đại diện ban quản lý rừng phòng hộ đều xác nhận có lên kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra ngăn chặn công trình trái phép nhưng để nhân viên đập phá tài sản của bà Ngọc không có biên bản, không có lệnh cưỡng chế nào “là lạm quyền”. Vì vậy ban quản lý rừng gửi lời xin lỗi bà Ngọc và gia đình bà về cách hành xử của 5 bị cáo.

Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Kiều Hưng (bào chữa cho bà Ngọc) dẫn ra các nội dung ghi âm, bút lục, văn bản phân công của ban quản lý bảo vệ rừng và cho rằng cáo trạng của Viện KSND huyện Nhơn Trạch chưa nêu rõ động cơ gây án, còn đồng phạm khác. Cụ thể, những đoạn ghi âm có giọng ông Trần Văn Tròn thể hiện ông Tròn là người chỉ huy trong vụ việc huỷ hoại tài sản, trói người.

“Việc đưa ông Tròn ra khỏi cáo trạng, không truy tố hình sự đối với ông Tròn là sai thủ tục tố tụng, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, nên tôi đề nghị hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Cần làm rõ thêm vai trò của những người có liên can còn lại. Bởi cùng một nhóm trói người, đánh người, huỷ hoại tài sản tại sao tách ra một vụ án khác để xử lý? Phiên toà cũng thiếu nhân chứng quan trọng là các thợ xây dựng” – luật sư Nguyễn Kiều Hưng nói.

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, bà Ánh Ngọc là người nuôi tôm trên sông Thị Vải tố cáo cát tặc, rồi tố cáo bị nhóm nhân viên bảo vệ rừng vào đập phá đùng tôm.

Sau đó ngày 19-4, cơ quan bảo vệ pháp luật mời bà Ngọc đến cơ quan để làm rõ vụ bà tố cáo nhân viên bảo vệ rừng, nhưng bắt tạm giam bà về hành vi “chống người thi hành công vụ” do bà không cho cơ quan chức năng đưa sà lan cát vi phạm vào bờ xử lý xảy ra trên sông Thị Vải ngày 5-9-2015.

Khi đó, Thủ tướng và Tỉnh uỷ Đồng Nai yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật xác minh và đã khẳng định bà Ngọc bị oan sai sau khi bắt tạm giam 4 ngày.

Trong vụ oan sai của bà Ngọc, cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Đồng Nai đã kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Chí Hà (phó viện trưởng Viện KSND huyện Nhơn Trạch) và ông Phạm Hùng Chinh (kiểm sát viên). Đồng thời cách chức phó trưởng Công an huyện Nhơn Trạch đối với thượng tá Trương Quốc Hiếu và thiếu tá Nguyễn Văn Sơn – đội phó đội điều tra tổng hợp Công an huyện Nhơn Trạch. Lý do là những cá nhân này đã ra quyết định, phê chuẩn bắt giam bà Ngọc không đúng pháp luật.

Tòa yêu cầu điều tra bổ sung vụ bảo vệ rừng phá đùng tôm
5 bị cáo huỷ hoại tài sản của bà Ngọc tại phiên toà – Ảnh: HÀ MI
HÀ MI