15/11/2024

Sửa đổi, bổ sung bộ luật Hình sự 2015: Cơ hội để tổng rà soát

Đây là quan điểm được nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ tại phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 diễn ra hôm qua (26.10).

 

Sửa đổi, bổ sung bộ luật Hình sự 2015: Cơ hội để tổng rà soát

Đây là quan điểm được nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ tại phiên họp toàn thể của Quốc hội thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 diễn ra hôm qua (26.10).




 

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) phát biểu tại phiên họpẢNH: NGỌC THẮNG

Theo đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Ngô Văn Minh (Quảng Nam), đây là cơ hội để tổng rà soát, sửa đổi bộ luật đối với những vấn đề đặt ra từ thực tiễn. “Ngoài 141 điều có sai sót thì những điều luật nào không hợp lý thì góp ý với ban soạn thảo để sửa chữa. Đây là yêu cầu của cử tri và nhân dân”, ĐB Minh nhấn mạnh. 

 
 
Sửa đổi, bổ sung bộ luật Hình sự 2015: Cơ hội để tổng rà soát - ảnh 1
Phạm vi cho ý kiến của các ĐB đã lên tới hơn 200 điều, hơn một nửa bộ luật. Từ ý định sửa đổi các sai sót “kỹ thuật”, việc sửa đổi đã đụng đến nội dung, thậm chí động đến vấn đề quan điểm hình sự
Sửa đổi, bổ sung bộ luật Hình sự 2015: Cơ hội để tổng rà soát - ảnh 2
 
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
 


Dẫn lại bài học từ QH khóa 13, ĐB Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng không nên vì áp lực thời gian mà phải nóng vội thông qua những nội dung mà bản thân mỗi ĐB trước khi bấm nút còn chưa yên tâm. Bên cạnh đó cần cung cấp thêm cho các ĐBQH các báo cáo, đánh giá về mặt tác động xã hội, kinh tế, luật pháp nếu sửa điều này, điều kia để cho mỗi một ĐB có căn cứ để quyết định.
Giải trình và làm rõ thêm một số điều liên quan đến dự luật trước QH, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết ban đầu chỉ dự kiến đưa ra QH sửa đổi 8 điều. Tuy nhiên, sau đó phạm vi mở rộng lên 90 điều, rồi 130 điều và cuối cùng Tờ trình của Chính phủ đưa ra QH 141 điều. Theo Bộ trưởng Long, qua thảo luận, ông cũng đã tổng hợp được ý kiến liên quan đến 140 điều nữa. “Như vậy, phạm vi cho ý kiến của các ĐB đã lên tới hơn 200 điều, hơn một nửa bộ luật. Từ ý định sửa đổi các sai sót “kỹ thuật”, việc sửa đổi đã đụng đến nội dung, thậm chí động đến vấn đề quan điểm hình sự”, Bộ trưởng cho hay.
Nêu quan điểm về vấn đề này, Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu dẫn ý kiến của một số ĐB và cho rằng chỉ nên xác định 3 vấn đề cần sửa chữa là lỗi kỹ thuật liên quan đến nội dung và việc áp dụng thống nhất pháp luật; thứ hai là sửa đổi những nội dung rõ ràng có sai, không sửa không được và cuối cùng là bổ sung những quy định mới để đảm bảo công tác phòng chống tội phạm, ví dụ như quy định liên quan các loại ma túy mới.
Nêu chính kiến về vấn đề này, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng nên thống nhất việc sửa chữa những điểm sai kỹ thuật như ngữ pháp, hành văn; sửa những điểm bất hợp lý ví dụ như điều 292 (tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông), điều 344 (tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản)… ĐB Nghĩa đề nghị ngoài các phiên thảo luận của QH, trong 6 tháng tới cần tổ chức những cuộc thảo luận chuyên sâu về một số chuyên đề. Cần sự góp mặt của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực, điều tra viên giàu kinh nghiệm, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư…
Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng bộ luật không thể hoàn thành xong trong một kỳ họp, mà sẽ phải thông qua tại 2 kỳ, như quan điểm của cơ quan thẩm tra là Uỷ ban Tư pháp cũng như ý kiến của đại đa số ĐBQH. Phó chủ tịch Uông Chu Lưu cũng đề nghị QH giao cho cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo, các cơ quan tư pháp T.Ư và cơ quan hữu quan nghiên cứu đầy đủ ý kiến phát biểu của các ĐQBH tại kỳ họp này để chỉnh lý, xây dựng lại luật này.
Phó chủ tịch QH cũng đề nghị tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề để thảo luận các nội dung chuyên sâu với sự tham gia của các chuyên gia… để có thể trình dự luật ra QH tại kỳ họp thứ 3 (2017).
 

 

Trường Sơn