Một tháng nay, sinh viên ở KTX ĐH Quốc gia TP.HCM thầm ngưỡng mộ một người đàn ông gầy gò, đen nhẻm với chiếc áo sơ mi đã bạc màu, sờn cổ và cũng chẳng khi nào được phẳng phiu vì ngày qua ngày phải lăn lộn lo cho đứa con trai tật nguyền.
Đó là hình ảnh chú Vũ Đức Vĩnh (Hớn Quản, Bình Phước), lên TP.HCM nuôi con trai là Vũ Kiều Hải Hòa, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Từ lúc mới chào đời, Hòa đã mắc chứng bệnh khuyết tật thần kinh vận động, không thể đi lại. Mọi sinh hoạt Hòa đều phải nhờ vào sự hỗ trợ của cha.
Ngày Hoà nhập học cũng là ngày chú Vĩnh phải “tay xách nách mang” lên thành phố. Hành lý đùm đề, chú chuẩn bị cho chuỗi ngày mưu sinh nơi xứ người, chăm lo cho con ăn học.
Dẫn hai đứa con bị teo não đi bán kẹo mưu sinh ở Sài Gòn, anh Đặng Hữu Nghị (39 tuổi) hay bị người dân hiểu lầm, nghi oan là ‘mướn trẻ em tàn tật’ để lấy lòng thương hại của người khác nên báo công an.
Biết được hoàn cảnh chú Vĩnh, KTX ĐH Quốc gia TP.HCM đã tạo điều kiện cho hai cha con được sống cùng nhau. Khi đã ổn định được chỗ ăn chỗ ở, chú Vĩnh lại tất bật đi tìm việc làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Người đàn ông gầy gò lọ mọ khắp khu làng đại học, gặp quán nào có bảng tuyển nhân viên cũng vào xin.
“May mắn gặp công ty trồng cây xanh, tôi xin và người ta nhận vào thử việc một tháng. Nếu may mắn được làm ở đây thì tốt lắm vì gần ngay KTX để tôi tiện đưa đón con đi học”, gặp chúng tôi ở chỗ làm, chú kể.
Khi được hỏi về đứa con trai kém may mắn của mình, người đàn ông với vẻ ngoài chai sạn này quay mặt đi nơi khác, cố giấu đi những giọt nước mắt. “Đêm nằm chỉ biết trách phận rồi thương xót thân con. Ai chẳng muốn con mình sinh ra được lành lặn nhưng trời kêu ai nấy dạ”, chú nghẹn lời.
Đang ngồi trò chuyện, chú bật dậy, chạy lao ra lấy xe sau một cú điện thoại không rõ từ đâu gọi đến, chỉ kịp nghe chú nói: “Dạ, dạ, tôi về liền”.
Chạy theo chú, mới biết Hòa ở phòng bị ngã. Mấy người cùng hỗ trợ chú nhưng đều bất lực vì người Hoà mềm nhũn, không có một điểm tựa nào để nhấc em lên. Cuối cùng bằng kinh nghiệm, chú Vĩnh dùng hai tay kẹp vào hai nách của Hoà rồi cố lê đôi chân mềm như bún lại gần chiếc ghế để nhấc bổng con lên. Chứng kiến cảnh này chúng tôi mới thấy hết nỗi gian truân mà 18 năm qua hai cha con đã vượt qua để đến được với giảng đường ĐH.
Bỏ hết mọi công việc, ông Mạc Văn Mỹ ngày đêm miệt mài tìm mọi cách chữa hội chứng down cho con trai. Sau gần 30 năm miệt mài,
Mồ hôi nhễ nhại, thở không ra hơi, giọng chú đứt quãng: “Nhiều lần tôi bảo con nghỉ học vì vất vả quá, nhưng nghe thế nó lại khóc hết nước mắt, tôi cầm lòng không đặng”.
Chưa lấy lại hơi, chú đã thốt lên: “Thôi chết, trễ giờ rồi. Đang thử việc mà người ta đuổi thì xong. Miếng cơm manh áo của hai cha con”. Rồi chú lại tất tả chạy đi sau lời dặn: “Ở nhà nha con, ba đi làm”.
18 năm qua thường xuyên như vậy, đang làm ngoài ruộng hay đang ở bất cứ đâu, chỉ cần nghe một cuộc điện thoại là chú lại vội bỏ hết mọi công việc để chạy về với con. “Nhiều khi ở trường gọi về nói thằng Hòa bị đau bụng và muốn đi vệ sinh, tôi cũng phải tức tốc chạy lên. Giờ đi làm thuê cho người ta, chỉ sợ người ta không thông cảm rồi đuổi thì lấy việc gì mà làm”, chú buồn bã chia sẻ.
Chú Lộc với công việc dọn vệ sinh và làm cỏ mỗi ngày tại KTX
Theo con cả đời
Cũng tại KTX này, chúng tôi gặp chú Nguyễn Quỳnh Lộc khi chú đang cần mẫn với những luống cỏ dại ở khu công viên của KTX.
Chú kể vào đây từ năm 2010. Con trai chú là Nguyễn Minh Phú bị nhiễm chất độc da cam nên sinh ra đã không có hai cánh tay. Sinh hoạt hằng ngày Phú phải dựa vào hai chân. Nhưng những việc như thay áo quần, tắm rửa, nấu ăn… đều phải do một tay chú Lộc lo.
Từ Nghệ An vào thành phố, lạ nước lạ cái nên chú không biết xin việc ở đâu, một phần sợ làm ở xa rồi không lo được cho con. Chú làm đơn xin KTX và được đặc cách cho hai cha con ở chung một phòng, còn chú được giao công việc làm thêm ngay tại KTX. Lúc đầu chú quét dọn vệ sinh khu nhà chú ở nhưng lương chỉ được 1 triệu đồng/tháng. Thấy không ổn, chú lại làm đơn xin thêm một công việc khác.
“Mình nuôi con mình mà người ta kêu mình mướn hai đứa trẻ như hai con khỉ đột để làm công cụ kiếm tiền, nghĩ mà ứa nước mắt nhưng rồi lại thôi, mình còn phải đi bán để nuôi con nữa”, anh Nghị sụt sùi.
“Lúc đấy tôi nói việc gì tôi cũng làm, nên họ giao thêm cho tôi làm vệ sinh khuôn viên mặt tiền KTX, lương tăng lên được 3 triệu rưỡi. Từng đấy, biết tiết kiệm là hai cha con đủ sống rồi”, chú giãi bày.
Đang nói chuyện với chúng tôi, một chú bảo vệ KTX gọi vọng vào rủ chú Lộc đi ăn sáng. Chú lắc đầu, nói vọng ra: “Cảm ơn anh nhé! Tôi ăn sáng rồi”. Rồi chú nhìn chúng tôi cười: “Nói vậy thôi chứ sáng nào tôi cũng nhịn, riết rồi cũng quen”.
Khi chúng tôi tỏ ra lo ngại cho sức khỏe chú, chú cười: “Từng này thì có thấm gì đâu”. Rồi bỗng chú thở dài: “Chỉ thương cho con. Nhớ lại những ngày đầu nó tập viết từng nét chữ bằng chân mà tôi chạnh lòng. Nó ham học lắm, chân lở loét cũng không chịu bỏ viên phấn ra… Dù có khó khăn đến mức nào tôi cũng theo cháu đến cùng”.
Hiện nay, Phú đã tốt nghiệp Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM nhưng vì đam mê lĩnh vực kinh doanh nên giờ đang tiếp tục theo học ngành quản trị kinh doanh ở Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
Khi được hỏi dự định có về lại quê khi Phú ra trường không, chú Lộc quả quyết: “Phú nó đi đâu thì tôi đi theo đó. Có thể phải đi theo cháu đến hết cuộc đời này. Con thế này nên tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện “nghỉ hưu”. Chỉ sợ khi tuổi già sức yếu rồi thì không biết phải làm sao”.
Nói xong, đôi chân bước thấp bước cao vì ngày xưa bị mảnh đạn găm vào, chú quay về căn phòng của mình. Chúng tôi nhìn theo, bóng chú khuất dần nhưng những lời chú chia sẻ vẫn còn văng vẳng: “Con mình nó khiếm khuyết rồi mặc cảm chứ. Có mình bên cạnh, nó cũng an ủi được phần nào”.