Tính trung tâm của gia đình
Nền tảng của mọi xã hội là gia đình.Gia đình là “tế bào nguyên thủy của đời sống xã hội” (GLHTCG, 2207) và dẫn nhập ta đi vào đời sống xã hội.
GLHTCG, 2201-2213; 2234-2246
Nền tảng của mọi xã hội là gia đình.Gia đình là “tế bào nguyên thủy của đời sống xã hội” (GLHTCG, 2207) và dẫn nhập ta đi vào đời sống xã hội. Nếu các quyền của các gia đình không được bảo vệ, thì chúng ta không thể nào có được một xã hội công bằng. Bản thân mỗi gia đình có vững mạnh thì xã hội mới vững mạnh.
Hội Thánh là một người bảo vệ kiên cường gia đình. Nhiều nội dung giáo huấn xã hội của Hội Thánh mạnh mẽ phò gia đình. Xin hãy đọc đoạn sau đây:
Cấu trúc đầu tiên và căn bản cho “sinh thái con người” là gia đình, trong đó con người đón nhận những ý niệm đầu tiên có tính cách định hình về chân lý và sự thiện, và học biết yêu và được yêu nghĩa là gì, và như thế học biết ý nghĩa là người thực tế là gì. Ở đây chúng ta muốn nói gia đình đặt nền tảng trên hôn nhân….
Cần trở lại với cách nhìn gia đình là một thánh điện của sự sống. Gia đình thực sự là thánh thiêng:gia đình là nơi trong đó sự sống – tặng ân của Thiên Chúa – có thể được đón nhận và bảo vệ một cách thích đángchống lại bao nhiêu cuộc tấn công mà gia đình hứng chịu, và có thể phát triển phù hợp với điều cấu thành sự tăng triển con người đích thực. Đối diện với cái gọi là nền văn hóa sự chết, gia đình là tâm điểm của nền văn hóa sự sống(Thông điệp Bách niên, 39).
Xã hội và chính quyền có nhiệm vụ tôn trọng và hỗ trợ gia đình và bảo đảm các quyền căn bản. Hiến Chương các Quyền Gia đình, do đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II trình bày theo yêu cầu của Thượng Hội đồng Giám mục, đã nêu ra một số các quyền này:
1. Mọi người đều có quyền tự do chọn cho mình một bậc sống, nghĩa là được chọn kết hôn và thiết lập một gia đình hoặc sống độc thân.
2. Hôn nhân chỉ có thể được giao kết khi đôi vợ chồng đều bày tỏ một cách hợp lệ sự ưng thuận tự do và hoàn toàn.
3. Các đôi vợ chồng có quyền mà không ai có thể xâm phạm được là quyền tạo lập một gia đình.
4. Sự sống con người phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối từ lúc thụ thai.
5. Vì đã ban sự sống cho con cái mình, nên cha mẹ có quyền trước tiên, hàng đầu, không ai có thể xâm phạm, trong việc giáo dục con cái; do đó, cha mẹ phải được nhìn nhận là những nhà giáo dục trước tiên và hàng đầu của con cái mình.
6. Gia đình có quyền được hiện hữu và thăng tiến với tư cách một gia đình.
7. Mọi gia đình có quyền tự do sống đời sống tôn giáo tại gia của mình dưới sự hướng dẫn của cha mẹ cũng như có quyền công khai tuyên xưng và truyền bá đức tin, tham dự việc thờ phượng nơi công cộng và tham dự các chương trình huấn luyện tôn giáo mà mình tự do chọn lựa không bị kỳ thị.
8. Gia đình có quyền thực thi chức năng xã hội và chính trị của mình trong việc xây dựng xã hội.
9. Các gia đình có quyền đòi các giới chức công quyền phải có một chính sách gia đình thích đáng trong lĩnh vực pháp luật, kinh tế, xã hội và tài chính, không có bất kỳ sự kỳ thị nào.
10. Các gia đình có quyền có một trật tự xã hội và kinh tế trong đó việc sắp xếp, tổ chức công việc cho phép các thành viên chung sống với nhau mà không cản trở sự hiệp nhất, cuộc sống an lạc, sức khỏe và sự ổn định của gia đình, trong khi cũng giúp họ có thể được giải trí lành mạnh.
11. Gia đình có quyền có nơi ở đàng hoàng, phù hợp với đời sống gia đình và thích đáng với số các thành viên, trong một môi trường có đủ những dịch vụ cơ bản cho đời sống gia đình và cộng đồng.
12. Các gia đình di dân cũng có quyền được bảo vệ như các gia đình khác.
Đan Quang Tâm dịch
“Centrality of the Family”, tr. 67-68, Catholic Social Teaching: Learning and Living Justice, tác giả Michael Francis Pennock, NXB Ave Maria Press, 2007