01/11/2024

Ai cho phép ‘trộn’ heo độc bán với heo sạch?

‘Trộn heo độc bán với heo sạch’ – đây là một hành vi dã tâm đầu độc người rất nguy hiểm, là một hành vi tội lỗi mà lương tâm không cho phép.

 

Ai cho phép ‘trộn’ heo độc bán với heo sạch?

‘Trộn heo độc bán với heo sạch’ – đây là một hành vi dã tâm đầu độc người rất nguy hiểm, là một hành vi tội lỗi mà lương tâm không cho phép.




Tiêu hủy thịt heo bệnh tại Đồng Nai /// Ảnh: Tiểu Thiên

 

Tiêu hủy thịt heo bệnh tại Đồng NaiẢNH: TIỂU THIÊN


Sau khi Thanh Niên đăng bài Biết heo độc vẫn bán cho dân ăn, nhiều ý kiến bạn đọc đã bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ trước việc một số gian thương kinh doanh vô đạo đức, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng để hưởng lợi nhưng cơ quan chức năng lại tỏ ra lúng túng, xử lý thiếu kiên quyết.
Ai cho phép 'trộn' heo độc bán với heo sạch? - ảnh 1

Chung quanh vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ NN-PTNT (ảnh), đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên.
Việc tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ xảy ra đã khá lâu, Bộ NN-PTNT có biết không mà sao lại để xảy ra tràn lan như hiện nay, thưa ông?
Hành vi này xuất hiện 3 – 4 năm nay rồi, các thương lái thường tiêm thuốc an thần cho heo để dễ bơm nước vào heo, heo ít chết, không cắn xé nhau, không hao hụt trên đường di chuyển, thịt sau giết mổ sẽ mềm, tươi, đẹp.
Những người rắp tâm sử dụng cách này là cực kỳ nguy hiểm vì nếu để tồn dư có thể gây bệnh mãn tính hoặc bệnh thứ phát, đặc biệt là đối với người có tuổi. Nhưng đây lại là hành vi mới mà trong luật chưa quy định nên chỉ áp dụng để xử phạt theo hướng đưa nước hoặc chất khác vào động vật nhằm gian lận thương mại với mức phạt rất nhẹ.
Tôi rất bức xúc với hành vi vô nhân đạo này, đây là một hành vi dã tâm đầu độc người rất nguy hiểm, là một hành vi tội lỗi mà lương tâm không cho phép, thuốc an thần tồn dư trong thịt sẽ gây bệnh nguy hiểm cho người ăn phải, thậm chí dẫn đến chết người. Tình trạng này hiện nay đã đến mức đáng báo động.
Hành vi này như ông nói là nguy hiểm, vô nhân đạo, xảy ra nhiều năm nhưng tại sao không có biện pháp khẩn cấp để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng?
Hiện nay, pháp luật chỉ quy định như vậy nên các cơ quan thi hành muốn làm khác cũng không được, không thể đưa ra mức phạt nặng hơn cũng như cách xử lý khác mà luật không quy định. Mức xử phạt như vậy là quá nhẹ và không đủ sức răn đe với các thương lái.
Chính vì vậy, dù cơ quan chức năng đã rất quyết liệt, xử phạt nhiều lần nhưng các thương lái cứ tiếp diễn nên rất nguy hiểm cho xã hội. Việc cho giết mổ heo trở lại sau 7 ngày lưu giữ cũng làm cho biện pháp xử phạt thiếu tính răn đe, tuy nhiên điều này lại không sai quy định vì luật cho phép.
Tại sao không công bố vấn đề này khi bán thịt heo? Bản thân ông có dám mua thịt này về cho gia đình sử dụng?
 
 
Ai cho phép 'trộn' heo độc bán với heo sạch? - ảnh 2

Đây là nghiệp vụ của cơ quan chức năng, chỉ có cơ quan chuyên ngành biết, nên không nhất thiết phải công bố. Nhưng trách nhiệm và lương tâm của người làm nghề, của cơ quan chức năng, phải đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng. Thịt khi cho giết mổ phải được xét nghiệm, đảm bảo an toàn rồi

Ai cho phép 'trộn' heo độc bán với heo sạch? - ảnh 3
 
 
 
Đây là nghiệp vụ của cơ quan chức năng, chỉ có cơ quan chuyên ngành biết, nên không nhất thiết phải công bố. Nhưng trách nhiệm và lương tâm của người làm nghề, của cơ quan chức năng, phải đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng. Thịt khi cho giết mổ phải được xét nghiệm, đảm bảo an toàn rồi.
Tuy nhiên, để tăng mức răn đe, tôi nghĩ phải thay đổi cách xử phạt, cần phải chuyển từ hình thức xử phạt theo vụ việc sang xử phạt theo giá trị lô hàng thì mức phạt sẽ cao lên, ngoài việc tăng hình thức phạt tiền phải tiêu hủy hết lô heo bị tiêm thuốc an thần.
Bên cạnh đó, cần phải xem xét khởi tố hình sự, đưa các chất an thần này vào danh mục chất cấm để xử lý hình sự. Nếu luật quy định rõ ràng như vậy thì các cơ quan thi hành sẽ rất dễ dàng xử lý, các thương lái mới sợ không dám tái diễn.
Hiện nay đã có danh mục chất cấm trong chăn nuôi chưa?
Bộ NN-PTNT đã có danh mục 27 chất cấm trong chăn nuôi, nhưng hành vi tiêm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ với mục đích gian lận thương mại, làm giảm chất lượng, cũng như gây nguy hại cho người sử dụng thì hiện vẫn chưa quy định và chưa có trong danh mục. Sắp tới, chúng tôi sẽ đề xuất bổ sung và khi đó hoàn toàn có thể xử lý hình sự đối với hành vi này.
Nếu xuất hiện loại chất mới, độc hại mà không có trong danh mục chất cấm thì cơ quan chức năng sẽ xử lý như thế nào?
Trong quá trình thực tế xử lý, chúng tôi cũng gặp không ít trường hợp sử dụng các chất công nghiệp độc hại trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Hiện nay chỉ xử lý theo hướng quy vào các chất khác ngoài danh mục nên xử phạt rất nhẹ. Vì vậy, cần phải quy định có tính chất dài hơi, phải quy định để làm sao xem tất cả những hóa chất công nghiệp, những chất nguy hại cho sức khỏe cộng đồng đều là chất cấm. Bên cạnh đó, về góc độ khoa học phải vào cuộc kịp thời, nghiên cứu cũng như sưu tầm các tài liệu trên thế giới để kịp thời đưa vào danh mục ngay.
Hiện chỉ có TP.HCM đi đầu trong việc bắt giữ và xử lý heo tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ. Còn các tỉnh do chưa quyết liệt nên thịt heo bị tiêm chất cấm vẫn được đưa từ các tỉnh vào TP.HCM. Sắp tới Bộ NN-PTNT sẽ tăng cường công tác phối hợp, giám sát với thú y các tỉnh để thực hiện tốt việc này.
Mặt khác, nhiều ý kiến cũng lo ngại việc tiêu hủy heo bệnh như lâu nay là không đảm bảo vệ sinh?
Việc chôn hoặc thiêu sống heo như một số nơi đang làm gây ô nhiễm môi trường và rất phản cảm. Nên dùng biện pháp chích điện, sau đó bỏ vào túi vận chuyển đến nơi thiêu hủy bằng nhiệt. Chi phí do chủ heo phải chịu toàn bộ. Trường hợp người chủ không chịu hợp tác hoặc bị xử lý hình sự thì phải có biện pháp cưỡng chế như phong tỏa tài khoản, phát mãi tài sản để thu hồi chi phí tiêu hủy cho nhà nước.
Ngang nhiên kinh doanh heo bệnh, heo chết
Công an H.Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết vừa bàn giao cho cơ quan thú y tiêu hủy trên 355 kg thịt heo không rõ nguồn gốc, bốc mùi hôi thối.
Trước đó, khoảng 2 giờ ngày 3.6, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế và ma túy Công an H.Thống Nhất đã đột nhập vào lò mổ heo lậu do ông Trương Phú (57 tuổi, ngụ ấp Đông Bắc, xã Gia Kiệm, H.Thống Nhất) làm chủ và phát hiện nhiều con heo đã được xẻ thịt, bốc mùi hôi thối, đang được ướp đá chờ mang đi tiêu thụ.
Làm việc với công an, ông Phú khai nhận thường xuyên đi mua heo bệnh, heo chết từ các trang trại chăn nuôi trong khu vực, sau đó về xẻ thịt bán lại cho các hộ chăn nuôi cá sấu với giá 5.000 đồng/kg. Riêng những con heo bị bệnh nhưng chưa chết thì xẻ thịt bán lại cho các thương lái mang đi tiêu thụ với giá 10.000 đồng/kg.
Trước đó, Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10,9 triệu đồng đối với ông Lã Văn Công (ngụ ấp Dốc Mơ 3, xã Gia Tân 1, H.Thống Nhất) về hành vi đưa vào giết mổ động vật chết khi chưa được cơ quan thú y kiểm tra, xử lý.
Ngày 12.5, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra và bắt quả tang tại hộ ông Công đang giết mổ heo bệnh, heo chết.
Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện 4 con heo đã được mổ thịt và bỏ vào thùng đá, 2 con heo bệnh chưa được giết mổ đang nằm trên sàn (tổng trọng lượng khoảng 680 kg).
Ngoài ra, có 4 con heo đang nhốt trong chuồng cũng có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm. Ông Công khai nhận cơ sở hoạt động khoảng một năm nay. Hằng ngày ông đi thu mua heo bệnh và heo chết ở các hộ chăn nuôi với giá từ 3.000 – 4.000 đồng/kg đem về giết mổ, bán với giá 7.000 đồng/kg cho các hộ chăn nuôi cá sấu.
Còn số thịt nào đẹp thì bán cho thương lái với giá 17.000 đồng/kg để làm thực phẩm. Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy số thịt nói trên cùng 4 con heo chưa mổ.
Thanh Chương


Chủ cửa hàng dùng hàn the tẩy trắng xương bò bị phạt 107 triệu đồng
Ngày 4.6, UBND TP.HCM quyết định xử phạt ông Nguyễn Văn Suốt – chủ cơ sở kinh doanh thịt số 24 Bùi Hữu Nghĩa (P.5, Q.5) 107 triệu đồng do kinh doanh sản phẩm động vật nhiễm khuẩn, không giấy chứng nhận kiểm dịch và điều kiện kinh doanh không đảm bảo vệ sinh thú y.
Thịt trâu Ấn Độ chuẩn bị giả thành thịt bò - Ảnh: Công Nguyên

Thịt trâu Ấn Độ chuẩn bị giả thành thịt bò – Ảnh: Công Nguyên
Trước đó, rạng sáng 15.4, PV Thanh Niên theo chân Chi cục Thú y TP.HCM và Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49), Công an TP.HCM kiểm tra cửa hàng buôn bán thịt của ông Suốt, phát hiện 1.045 kg thịt trâu Ấn Độ, phụ phẩm bò và 4,5 kg hàn the.
Ông Suốt thừa nhận nhập thịt trâu Ấn Độ từ một kho lạnh tại Q.8 với giá 120.000 đồng/kg rồi về rã đông, sơ chế và bán ra thị trường, bỏ mối là thịt bò với giá từ 200.000 – 250.000 đồng/kg. Hàn the ông Suốt cho biết dùng để tẩy trắng xương bò, được mua tại chợ Kim Biên. Qua xét nghiệm, 3 mẫu nước ngâm thịt tại đây dương tính với hàn the, các mẫu thịt đều nhiễm khuẩn. Nơi sơ chế thịt tại cửa hàng ông Suốt ẩm thấp, bốc mùi hôi và không đảm bảo vệ sinh.
Theo một cán bộ thú y, hàn the có tác dụng tẩy trắng, giữ thịt không bị ôi thiu, bốc mùi và đây là chất cấm dùng trong việc sơ chế và sản xuất thực phẩm.
Công Nguyên

 

Hải Nam – Công Nguyên 
(thực hiện)