26/12/2024

Ký sự pháp đình: Nỗi đau chia ly

Họ là những người liên quan được triệu tập đến tòa trong vụ án ly hôn. Một tổ ấm đã vỡ và tình cảm gia đình thiêng liêng đã mất. Thay vào đó là nỗi hận thù lớn lên trong lòng hai đứa trẻ…

 

Ký sự pháp đình: Nỗi đau chia ly

 

Họ là những người liên quan được triệu tập đến tòa trong vụ án ly hôn. Một tổ ấm đã vỡ và tình cảm gia đình thiêng liêng đã mất. Thay vào đó là nỗi hận thù lớn lên trong lòng hai đứa trẻ…

 

 

 

 

Ký sự pháp đình: Nỗi đau chia ly
Minh hoạ: Nguyễn Ngọc Thuần

Phiên tòa phúc thẩm vụ ly hôn, tranh chấp tài sản vừa được mở tại TAND TP Hà Nội. Trên chiếc ghế dài kê giữa phòng xử dành cho nguyên đơn bị đơn, hai vợ chồng họ ngồi xích ra tận hai đầu ghế, như cố gắng cách xa nhau nhất 
có thể.

Tổ ấm chia đôi

Họ kết hôn từ 22 năm trước, cuộc hôn nhân dựa trên tình yêu. Chị nói gia đình họ hạnh phúc được 18 năm đầu. Bước sang năm thứ 19, kể từ khi anh chị góp tiền mua được một chiếc ôtô thì cũng là lúc hạnh phúc dần tan biến.

Với nghề lái xe, anh vắng nhà liên tục. Anh không mang tiền về đỡ đần chị nuôi con. Anh đam mê cờ bạc và có người phụ nữ khác. Anh lạnh nhạt rồi tàn nhẫn với chị và hai con trai bằng những trận đòn triền miên. Sau đó chị biết anh đã có con với người phụ nữ khác ở tận Hoà Bình. Năm 2010, không chịu được đòn roi của anh, chị bỏ đi và đâm đơn xin ly hôn. Cuộc hôn nhân của họ kết thúc bằng bản án của TAND huyện Phúc Thọ hồi tháng 9-2015.

Trước t phúc thẩm, khi nhắc lại chừng ấy những câu chuyện đã qua, chị ngồi khóc thút thít. Trả lời t, anh nói: “Sau khi cô ấy bỏ đi, tôi cũng có người phụ nữ khác, do họ thương tôi quá…”. Bố anh đột nhiên đứng phắt dậy: “Nó không đánh vợ con. Chị ấy tự bỏ đi. Anh chị ấy vay lãi nhiều quá, người ta đến nhà đòi nên chị ấy phải đi trốn…”.

Nghe những lời ấy, chị khóc to hơn: “Những lời đó là vu khống. T hỏi hai đứa con tôi xem anh ấy có đánh tôi không. Anh ấy cờ bạc, người ta đến nhà đòi, được mấy sào đất bố mẹ ruột cho tôi cũng phải bán đi để trả nợ cho anh ấy”.

Hai con trai của họ, đứa lớn 22 tuổi đang học nghề sơn, đứa nhỏ 15 tuổi đang học lớp 9 được triệu tập đến t. Hai anh em ngồi rúm ró nghe bố mẹ và ông nội “tố” nhau. Tòa hỏi: “Sao cháu không ở với bố? Bố cháu có đánh mẹ không?”.

Người con trai lớn đáp: “Ông ấy cờ bạc, gái gú rồi thường xuyên đánh đập mẹ tôi. Hôm tiệc làng, ông ấy đánh mẹ tôi phải đi khâu. Tôi phải mang chiếc điện thoại đi cầm được mấy trăm ngàn để đưa mẹ đi bệnh viện. Tôi về nhà thì ông ấy đuổi đánh…”.

Khi cháu nội đang trình bày thì bố anh chỉ tay về phía chị, nói: “Nó nói điêu đấy, tòa lột áo con này xem bị đánh có để lại sẹo không”. “Ông thích thì đi mà vạch” – người con trai lớn sừng sổ đáp lại lời ông nội. Thấy hai bên căng thẳng, vị chủ t vội mời hai anh em ngồi xuống và bảo ông: “Thôi người lớn đừng đôi co với trẻ con”.

Hai phía đối nghịch

Mảnh đất có ngôi nhà của anh chị là của bố anh cho. Ông nhắc đi nhắc lại: “Mảnh đất có nguồn gốc là đất 10% được uỷ ban xã chia cho gia đình. Tôi cho hai vợ chồng nó. Nó ở được với nhau thì tôi tạm cho đất, nó bỏ nhau thì phải trả lại đất cho tôi. Nhà làm rồi thì phải phá đi trả lại đất. Tôi đâu có ký giấy xác nhận cho phép nó làm nhà trên đất của tôi. Nó được cấp sổ đỏ lúc nào tôi cũng không biết…”.

Năm năm trước ba mẹ con chị dắt díu nhau sang thị xã Sơn Tây “lánh nạn”. Ba mẹ con chị xin ở nhờ trong một kho của người quen. Hằng ngày chị làm công nhân trong xưởng may, mỗi tháng kiếm được vài triệu đồng nuôi con ăn học. T hỏi anh có biết hai con hiện sống ra sao không, anh lắc đầu.

Vị chủ toạ nói: “Anh là bố, nếu không gặp con cũng phải điện thoại hỏi han xem con sống thế nào chứ”. Anh đáp: “Gặp nó ngoài đường nó còn không chào thì điện làm gì?”. Vị chủ toạ ôn tồn: “Nếu thế anh cũng phải xem lại mình cư xử với các con ra sao mới ra nông nỗi. Giờ các con về nhà, anh có cho ở không, có đánh các con nữa không?”. Anh đáp: “Chỉ cho con ở, không cho mẹ nó ở vì đã ly hôn thì cắt đứt luôn”.

Trái với thiện chí của anh, cả hai con khi được vị chủ toạ hỏi đều cương quyết cho biết sẽ không ở với bố…

Chị kể cách đây ba năm đã khuyên các con về thăm bố vào dịp tết. Anh cũng điện thoại thuyết phục con: “Bố sẽ không lấy ai nữa đâu, sẽ sửa nhà cho các con lấy vợ”. Con về được mấy ngày, anh lại dẫn bạn gái về nhà. Con trai út của anh thấy vậy bỏ về với mẹ đến nay. Từ đó, hễ chị nhắc đến chuyện về thăm bố, cậu bé lại đáp: “Mẹ đừng lừa con nữa”.

Bố mẹ, con cái, ông cháu trong gia đình họ giờ không thèm nhìn mặt nhau. Con gặp bố cũng không chào. “Bỏ chồng vừa mang tiếng cho mình vừa mang tiếng cho bố mẹ ruột, lại khổ các con. Vì vậy tôi nghĩ sẽ ngậm đắng nuốt cay, đánh đổi cuộc đời mình để các con có một tổ ấm” – chị nói về những tháng năm dài chịu đựng trước khi quyết định ly hôn.

Nhưng sự nhẫn nhục của chị với mong muốn có một tổ ấm lại khiến hai đứa con phải chịu đựng một “tổ lạnh”. Chắc hẳn chị cũng không ngờ sự nhẫn nhục, chịu đựng của mình đã gieo vào lòng các con một vết đau, một nỗi hận thù mang tên tình phụ tử…

Căn nhà chia đôi

Khi tòa sơ thẩm xử cho họ ly hôn, căn nhà hai tầng cùng nhà ngang, sân vườn rộng gần 200m2 được chia đôi. Anh được hưởng phần nhà mặt tiền phía trước rộng hơn 70m2, chị và các con được toà chia nhà ngang, nhà bếp phía sau rộng hơn 130m2. Vì diện tích nhà đất được hưởng lớn hơn của anh, chị bị toà tuyên phải trả 100 triệu đồng là số nợ chung của hai vợ chồng để bù vào khoản tiền chênh lệch tài sản. Chị kháng cáo.

Toà phúc thẩm cho rằng chị được chia nhà phía sau rộng hơn nhưng giá trị thấp hơn của anh, vì vậy việc tòa sơ thẩm buộc chị phải trả nợ chung của hai vợ chồng để bù vào khoản tiền chênh lệch tài sản là không có căn cứ. Toà phúc thẩm đã chấp nhận một phần kháng cáo của chị, sửa án sơ thẩm, giữ nguyên phần chia tài sản và không buộc chị phải chịu phần tài sản chênh lệch.

Sau phiên toà phúc thẩm, tôi hỏi chị đã trở về nhà chưa, chị bảo: “Em sợ bị đánh lắm, chờ có bản án rồi thi hành án xong em mới dám về”…

TÂM LỤA ([email protected])