02/11/2024

Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích

Sáng nay 8-5, một đám cưới đặc biệt đã được tổ chức tại Viện Huyết học và truyền máu T.Ư cho cô dâu Thiên Hương, 36 tuổi, bệnh nhân mắc tan máu bẩm sinh, và chú rể Hoàng Dũng, 40 tuổi, hoàn toàn khoẻ mạnh.

 

Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích

 

Sáng nay 8-5, một đám cưới đặc biệt đã được tổ chức tại Viện Huyết học và truyền máu T.Ư cho cô dâu Thiên Hương, 36 tuổi, bệnh nhân mắc tan máu bẩm sinh, và chú rể Hoàng Dũng, 40 tuổi, hoàn toàn khoẻ mạnh.

 

 

 

 

 

Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Cô dâu Thiên Hương bẽn lẽn sau khi được chồng trao tặng một nụ hôn – Ảnh Nguyễn Khánh

Để đến được đám cưới này, chặng đường đã qua của anh chị Dũng- Hương dài dằng dặc tới 12 năm và đầy chướng ngại vật.

12 năm trước, năm 2004, anh Dũng gặp chị Hương, khi ấy chị 24 tuổi và đã phát hiện mắc bệnh tan máu bẩm sinh được 11 năm.

“Rất nhiều điều đặc biệt ở cô ấy, như khi mới quen nhau cô ấy ốm và tôi đến thăm thì cô ấy nói muốn ăn lòng lợn và thịt, thật chả giống những cô gái khác” – anh Dũng bật cười, chia sẻ về vợ mình.

Bệnh nhân tan máu bẩm sinh tháng nào cũng phải đi bệnh viện, nếu không tuân thủ điều trị có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ, khả năng sinh con, chất lượng sống… Vì thế gia đình anh Dũng không đồng ý cho anh vốn có công ăn việc làm đầy đủ, trai Hà Nội lấy một cô vợ ốm yếu quê Vĩnh Phúc.

Nhưng tình yêu với cô gái nghị lực giúp anh chị vượt qua: năm 2006 họ về sống cùng một nhà, mở cửa hàng điện thoại để kiếm sống, rồi năm 2007 anh chị sinh con trai Hoàng Vĩnh Tuyến dù chưa có đám cưới.

“Giai đoạn mang thai con trai là giai đoạn khó khăn nhất của tôi. Tôi vào viện từ lúc thai 5 tháng và ở luôn đấy đến khi sinh. Một người mẹ khoẻ mạnh có thể đã gặp nhiều nguy cơ khi mang thai nữa là bà mẹ bị bệnh tan máu bẩm sinh tháng nào cũng phải vào viện” – chị Hương tâm sự.

Thật may bé Tuyến rất khỏe mạnh và dễ nuôi để anh chị Hương – Dũng có cơ hội lập nghiệp. Năm 2010, anh chị về Vĩnh Phúc mở nhà hàng.

Cách đây hơn một năm, tần suất vào viện của chị dày hơn, mỗi tháng trung bình phải hai lần vào viện, anh chị quay lại Hà Nội để chị có thể “bám” viện.

Để kiếm sống khi quay lại thủ đô, anh chị bán cơm bụi, nhưng chị kiên quyết nhập thực phẩm chất lượng nên chẳng có lời. Một tháng sau chị buộc phải chuyển nghề: bán rượu ngâm, vì chị nghĩ mình nghỉ bán đi viện thì rượu cũng không hỏng, nhưng cửa hàng mở đúng những ngày nắng nóng 2015 nên ít khách.

Sau đó anh chị lại mày mò lên mạng học nghề làm “gà không lối thoát” – gà bọc xôi chiên và bán món gà lên mẹt, “cửa hàng” là các hội bán đồ ăn trên mạng xã hội. Sáu tháng nay anh chị Dũng Hương trở thành một địa chỉ tin cậy với người sành ăn ở Hà Nội.

Và rồi các bác sĩ cùng một câu lạc bộ đã “mê” câu chuyện của anh chị, họ đã đứng ra tổ chức một đám cưới nhân lễ mittinh hưởng ứng Ngày Thalassemia (tan máu bẩm sinh) thế giới 8-5.

Mặc bộ váy cô dâu trắng muốt, gương mặt rất xinh và trẻ so với tuổi, chị Hương trông ra dáng cô dâu mới, còn chú rể 40 tuổi rất bối rối ngồi bên cạnh.

Trong lúc trang điểm, chị Hương mấy lần rơi nước mắt vì chị đã nhiều lần mong mỏi ngày này. Còn anh Dũng thì nói rằng cuộc đời anh rất may mắn, dù vợ anh ốm yếu nhưng chị ấy luôn muốn sống độc lập, có ý tưởng, yêu cuộc sống và yêu bố con anh.

“Mong bệnh nhân tuân thủ điều trị”

Rất xúc động trước tình yêu của vợ chồng anh chị Dũng – Hương, viện trưởng Viện Huyết học truyền máu T.Ư Nguyễn Anh Trí cho hay chị Hương là tấm gương về tuân thủ điều trị, theo ông Trí nếu tuân thủ điều trị thì bệnh nhân tan máu bẩm sinh có thể có đời sống bình thường.

Theo ông Trí, hiện viện đang quản lý 1.800 bệnh nhân Thalassemia nhưng chỉ có 42% trong đó tuân thủ điều trị.

Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Cô dâu Thiên Hương 36 tuổi tỏ ra khá hồi hộp trước khi bước vào “lễ đường” – Ảnh Nguyễn Khánh
Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Chú rể Hoàng Dũng bước vào lễ cưới, bên cạnh anh là các chiến sĩ công an đứng thành hàng dài vỗ tay chúc mừng – Ảnh Nguyễn Khánh
Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Những người bạn của cô dâu, chú rể bật khóc khi nhìn thấy khoảnh khắc hạnh phúc của cô dâu, chú rể – Ảnh Nguyễn Khánh
Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu T.Ư Nguyễn Anh Trí là người chủ hôn của đám cưới đặc biệt này, ông được coi là người ông, người cha của nhiều bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện – Ảnh Nguyễn Khánh
Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Chú rể Hoàng Dũng trao nhẫn cưới cho cô dâu Thiên Hương – Ảnh Nguyễn Khánh
Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Cô dâu, chú rể cùng nhau rót rượu mừng – Ảnh Nguyễn Khánh
Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Cô dâu Thiên Hương bật khóc ôm lấy chú rể Hoàng Dũng – Ảnh Nguyễn Khánh
Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Chú rể Hoàng Dũng cũng không giấu khỏi sự xúc động, do hoàn cảnh đặc biệt nên hai anh chị chưa tổ chức đám cưới – Ảnh Nguyễn Khánh
Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Trước khi quyết tâm sinh em bé đầu lòng, cô dâu Thiên Hương từng viết một bức thư để lại cho chồng và gia đình, bức thư có đoạn: nếu sức khoẻ của em không ổn, hãy giữ lại đứa con và chăm sóc vì nó là kết tinh của tình cảm chúng ta – Ảnh Nguyễn Khánh
Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Được sự động viên của mọi người, cô dâu và chú rể đã trao cho nhau một nụ hôn trên sân khấu – Ảnh Nguyễn Khánh
Rơi nước mắt trong đám cưới cổ tích
Cô dâu, chú rể chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình và các vị khách đến từ Bộ y tế và Viện Huyết học truyền máu T.Ư – Ảnh Nguyễn Khánh
LAN ANH