02/11/2024

Hiến kế nhiều giải pháp chống oan sai

Sau khi Tuổi Trẻ trao đổi với luật sư Trương Trọng Nghĩa (bài Thói quen vô hiệu hoá nguyên tắc “suy đoán vô tội”), nhiều chuyên gia đã hiến kế các giải pháp chống oan sai.

 

Hiến kế nhiều giải pháp chống oan sai

 

Sau khi Tuổi Trẻ trao đổi với luật sư Trương Trọng Nghĩa (bài Thói quen vô hiệu hoá nguyên tắc “suy đoán vô tội”), nhiều chuyên gia đã hiến kế các giải pháp chống oan sai.

 

 

 

 

Hiến kế nhiều giải pháp chống oan sai
Ông Đinh Văn Quế

>> Xem bài Thói quen vô hiệu hóa nguyên tắc “suy đoán vô tội”

* Ông Đinh Văn Quế (nguyên chánh toà hình sự TAND tối cao):

Giải pháp thay đổi từ gốc

Qua các vụ án có dấu hiệu oan sai, cán bộ điều tra, viện kiểm sát thừa nhận rằng mình có “sai lầm trong nhận thức pháp luật, dẫn đến xử lý sai, oan…”.

Thật ra, đây chỉ là biểu hiện hình thức, hiện tượng cụ thể trong từng vụ cơ quan tố tụng làm oan, sai. Nguyên nhân sâu xa là từ mô hình tố tụng của nước ta.

Mô hình tố tụng của nước ta là mô hình tố tụng thẩm vấn. Bắt đầu bằng việc có hồ sơ, bắt đối tượng điều tra xong, cơ quan điều tra thấy có tội ra kết luận điều tra.

Viện kiểm sát nhận hồ sơ, thấy có tội thì tiếp tục truy tố đưa qua toà. Nói rằng ra toà để tranh luận nhưng tòa xét hỏi là chính. Toà thường phán theo hồ sơ, “theo hồ sơ đã thể 
hiện rõ hành vi phạm tội…”.

Ở các nước theo mô hình tố tụng tranh tụng thì khác. Họ thường điều tra xong mới bắt. Còn ở nước ta thì bắt rồi mới điều tra. Quy trình tố tụng ở nước ta là quy 
trình ngược.

Theo tôi, để giải quyết được các tồn tại từ các nguyên nhân trên thì cần có giải pháp mạnh, đi từ gốc là mô hình tố tụng. Chứ nếu không tình trạng oan, sai vẫn còn dài.

Hiến kế nhiều giải pháp chống oan sai
TS Phan Anh Tuấn

* Tiến sĩ Phan Anh Tuấn (Đại học Luật TP.HCM):

5 giải pháp

Với những đổi mới tích cực của Luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016), nếu các cơ quan tố tụng bảo đảm thực thi nghiêm các quy định sẽ hạn chế thấp nhất oan sai. Một số giải pháp có thể là:

Thứ nhất, đảm bảo các điều kiện vật chất và con người cho các quy định tiến bộ của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được thực thi.

Nhanh chóng trang bị hệ thống ghi âm, ghi hình tại các cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trên cả nước.

Ngoài ra, còn phải tổ chức tập huấn, ra văn bản hướng dẫn sử dụng và lưu trữ các tập tin âm thanh, tập tin hình có âm thanh chứng cứ để làm chứng cứ.

Thứ hai, nhanh chóng tập huấn và hướng dẫn các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Thứ ba, kiên quyết loại bỏ cán bộ yếu kém đạo đức và nghiệp vụ. Vụ ông chủ quán cà phê Xin Chào, vụ ông chủ “chòi vịt” ở Bình Chánh, TP.HCM hay vụ bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc ở Nhơn Trạch, Đồng Nai… cho thấy khi cán bộ tiến hành tố tụng không có “tâm”, đạo đức bảo vệ quyền của người dân thì pháp luật bị vô hiệu hoá.

Trong những vụ án này, dù có thể hiểu pháp luật chưa đúng nhưng nếu họ nhận thức rằng hành vi vi phạm của những người trong các vụ án nêu trên là có tính nguy hiểm hạn chế, không cần thiết phải xử lý hình sự thì họ đã dừng việc khởi tố, truy tố người dân vô tội.

Thứ tư, kiểm sát việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật hình sự. Trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng, việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát có vai trò rất quan trọng.

Nâng cao trách nhiệm của viện kiểm sát là biện pháp ngăn chặn sớm các trường hợp oan sai trong thực tế, tránh gây hậu quả xấu trong xã hội.

Thứ năm, tăng cường hệ thống các kênh giám sát khác, đặc biệt là báo chí.

ÁI NHÂN ghi ([email protected])