27/12/2024

Bác sĩ gia đình không thể thành công trong sớm chiều

Trao đổi với Tuổi Trẻ về kế hoạch phát triển mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) từ đây đến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định:

 

Bác sĩ gia đình không thể thành công trong sớm chiều

 

 

Trao đổi với Tuổi Trẻ về kế hoạch phát triển mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) từ đây đến năm 2020, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định:

 

 

 

 

 

Bác sĩ gia đình không thể thành công trong sớm chiều
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến – Ảnh: BYT

– Việc gì mang lại lợi ích cho người dân thì dù khó khăn mấy cũng phải cố gắng làm. Khó bởi vì cái gì mới bắt đầu, chưa làm bao giờ cũng khó.

Thứ hai là người dân, cán bộ y tế chưa quen tiếp cận với mô hình này. Nhưng các chuyên gia về BSGĐ ở các nước khác đều nói VN có trạm y tế đến từng xã, nên việc triển khai BSGĐ khá thuận lợi.

Để phát triển BSGĐ, nhiều quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chúng ta 3-5 lần cũng phải mất 10-15 năm. Chúng ta bây giờ mới bắt đầu xây dựng những chính sách, có tính chất là vừa làm vừa học tập, vừa hoàn thiện thì không thể một sớm một chiều làm thành công được

Bộ trưởng 
NGUYỄN 
THỊ KIM TIẾN

* Sau ba năm thí điểm mô hình phòng khám BSGĐ tại VN, bộ trưởng có hài lòng với kết quả 
đạt được?

– Do là mô hình thí điểm nên khó nói là hài lòng hay chưa, mình đang mày mò để tìm mô hình thiết thực. Quá trình thực hiện có những thuận lợi nhưng cũng có những cái chưa đạt được, những cái mới chưa có hành lang pháp lý…

Qua nhiều lần họp, kể cả mời chuyên gia BSGĐ nước ngoài góp ý sau khi họ đi thực tế ở nhiều địa phương, đa số họ đồng ý với mô hình BSGĐ do chúng ta đề ra. Từ đó Bộ Y tế mới xây dựng và triển khai kế hoạch BSGĐ giai đoạn 2016-2020 theo yêu cầu chung của hội nhập thế giới và thực tiễn tại VN.

* Nhiều ý kiến cho rằng để phát triển mạng lưới BSGĐ nên dựa vào lực lượng chính là các phòng mạch tư, bộ trưởng có đồng tình với quan điểm này?

– Không phải thế. Phải xác định mô hình tổ chức hệ thống BSGĐ gồm trạm y tế (lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ BSGĐ), phòng khám BSGĐ tư nhân (đặt ở phòng mạch tư, phòng khám đa khoa tư nhân), phòng khám BSGĐ thuộc bệnh viện đa khoa nhà nước.

Tại TP.HCM và ở phía Nam có sẵn phòng mạch tư, phòng khám ngoài giờ hoạt động tương đối giống mô hình BSGĐ nên có thể đưa vào hoạt động được ngay.

Tôi cho rằng mô hình dễ nhất, rộng nhất và phải nhân lên nhiều nhất là BSGĐ ở trạm y tế xã phường. Cả nước đang có hơn 10.000 trạm y tế xã phường có sẵn nhân lực, cơ sở vật chất tương đối tốt để làm phòng khám BSGĐ.

Để phòng mạch tư trở thành phòng khám BSGĐ phải có nhiều điều kiện:một là bác sĩ đó phải được đào tạo thêm về kiến thức y học gia đình. 

Hai là hoạt động không chỉ dừng ở việc khám chữa bệnh mà còn theo dõi sức khoẻ, tư vấn dinh dưỡng, lối sống, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu. 

Ba là phải có gắn bó với hệ thống quản lý y tế, phải được chi trả bằng hệ thống bảo hiểm y tế (BHYT) và có quyền chuyển tuyến cho bệnh nhân theo yêu cầu chuyên môn.

Đấy là một hướng nhân rộng BSGĐ trong tương lai Bộ Y tế định làm nhưng thực hiện cũng không phải dễ dàng. Hướng thuận lợi nhất, dễ phổ cập nhất như tôi đã nói là triển khai ở các trạm y tế xã phường.

* Nhiều người cho rằng mở phòng khám BSGĐ ở trạm y tế là hình thức “bình mới rượu cũ”, người dân cũng chưa tin cậy trạm y tế. Bộ trưởng nghĩ sao?

– Thời gian đầu do chưa có tập huấn, đội ngũ bác sĩ chưa có kiến thức y học gia đình, chúng ta chưa có chính sách phù hợp, chưa tuyên truyền đến người dân hiểu được ích lợi trước mắt, lâu dài nên có thể còn ý kiến phản biện.

Hiện nguồn nhân lực ở trạm y tế là bác sĩ đa khoa. Có những địa phương như TP.HCM và một số tỉnh có đến hai bác sĩ ở trạm y tế. Bước đầu phải dựa vào lực lượng này, chỉ cần đào tạo kiến thức bổ sung về y học gia đình là thực hiện được.

Về cơ sở vật chất chúng ta có sẵn và các trạm y tế xã đang đảm đương các việc như tiêm chủng, sức khoẻ bà mẹ – sơ sinh, phòng chống dịch và khám chữa bệnh cho người bệnh BHYT, bây giờ làm thêm nhiệm vụ lập hồ sơ theo dõi sức khỏe liên tục, suốt đời cho người dân tại cộng đồng.

Phòng khám BSGĐ sắp tới sẽ còn thực hiện thêm cả xét nghiệm, những mẫu xét nghiệm sẽ được gửi tập trung về một nơi là bệnh viện huyện. Về tài chính, chắc chắn phòng khám BSGĐ phải gắn với BHYT để chi trả cho người dân.

* Nhiều người còn than phiền thủ tục BHYT rườm rà, chuyển tuyến khám bệnh khó khăn. Bộ Y tế làm gì để đơn giản hóa thủ tục?

– Bộ Y tế sẽ làm việc với Bảo hiểm xã hội VN, làm việc với Bộ Tài chính để có những quy định phù hợp cho việc thanh toán BHYT ở các phòng khám BSGĐ. Trong tương lai, phòng khám BSGĐ sẽ tiến tới mở thêm gói dịch vụ y tế cơ bản cho người dân, gói dịch vụ này cũng sẽ được BHYT chi trả hết. Với những phòng khám BSGĐ có chất lượng cao hơn nữa, nếu bệnh nhân có điều kiện thì chi trả thêm chênh lệch cho gói dịch vụ y tế.

Về chuyển tuyến, Bộ Y tế có quy định BSGĐ có thể chuyển bệnh nhân tới bất cứ nơi nào phù hợp với yêu cầu, không phải chỉ chuyển bệnh lên tuyến huyện mà có thể chuyển thẳng tới bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo yêu cầu bệnh tật.

Chúng ta phải tuyên truyền cho người dân hiểu rõ nếu không cần thì không nhất thiết phải tới bệnh viện, vừa tốn kém vừa mất thời giờ, còn có nguy cơ lây nhiễm bệnh khác, nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện.

* Để nhân rộng mô hình BSGĐ phải có sự liên thông nhiều thứ giữa các phòng khám BSGĐ với bệnh viện tuyến trên. Bộ Y tế có chỉ đạo gì để thúc đẩy sự liên thông này?

– Để có sự liên thông tốt bắt buộc phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Bộ Y tế đã có đề án ứng dụng, đổi mới công nghệ thông tin để liên thông các dữ liệu trên toàn quốc nhưng cần phải có lộ trình mới kết nối được từ trạm y tế xã đến bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh với bảo hiểm xã hội.

Chúng ta xây dựng phần mềm tin học quản lý hoạt động phòng khám BSGĐ cũng là để có phản hồi thông tin về sức khoẻ của bệnh nhân chuyển tuyến, xây dựng hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử y học gia đình, mẫu bệnh án BSGĐ…

Khó nhất là quan niệm của người dân

* Theo bộ trưởng, vấn đề khó nhất để thực hiện thành công mô hình BSGĐ là gì?

– Theo tôi, khó nhất hiện nay vẫn là quan niệm của người dân khi có bệnh thường lên bệnh viện tuyến trên chứ ít đến y tế cơ sở gần nhất là trạm y tế.

Thứ hai là phải nâng chất lượng của phòng khám BSGĐ mà chất lượng phòng khám luôn gắn với tài chính trong khi cơ chế tài chính còn rất nhiều cái cần phải tháo gỡ.

LÊ THANH HÀ thực hiện ([email protected])