23/12/2024

Người bệnh oải nhất là lúc chờ khám bệnh

100 người bệnh được hỏi, chỉ có khoảng 39 người thấy thời gian chờ khám bệnh là bình thường, thấp nhất trong 6 nội dung báo Tuổi Trẻ hỏi.

 

Người bệnh oải nhất là lúc chờ khám bệnh

 

 

100 người bệnh được hỏi, chỉ có khoảng 39 người thấy thời gian chờ khám bệnh là bình thường, thấp nhất trong 6 nội dung báo Tuổi Trẻ hỏi. 

 

 

 

 

 

 

Người bệnh oải nhất là lúc chờ khám bệnh
Người dân chờ đợi khám bệnh tại một bệnh viện ở Hà Nội – Ảnh: Nguyễn Khánh

​Mong mỏi hàng đầu của người bệnh là mong rút ngắn thời gian khám chữa bệnh trong thực tế đã được nhiều bệnh viện nỗ lực đáp ứng bằng giải pháp tăng bàn khám bệnh, tổ chức việc khám chữa bệnh khoa học hơn…

Ông Dương Đức Hùng (trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai):

Tổ chức dịch vụ khoa học hơn

Có những ý kiến phản ảnh họ đi cả trăm kilômet nhưng chỉ được bác sĩ khám 1-2 phút, thực tế thời gian khám phải tính cả thời gian siêu âm, chụp chiếu, thăm dò chức năng… Và khi có đủ các kết quả này, việc kết luận bệnh, ra đơn thuốc sẽ nhanh hơn.

Nếu chỉ dùng ống nghe và thăm khám trong vòng 30 phút với mỗi bệnh nhân, tôi cho đó là thời kỳ trước đây 20 năm, khi tôi còn đang học bác sĩ nội trú.

Hiện nay khi khoa học công nghệ đã phát triển và các thiết bị cận lâm sàng đã phổ biến ở vai trò hỗ trợ bác sĩ đánh giá bệnh chính xác, bên cạnh biểu hiện bệnh của bệnh nhân thì thời gian khám bệnh trực tiếp một bệnh nhân/một bác sĩ đã giảm hơn.

Những năm gần đây, Bạch Mai có khoảng 1,5 triệu lượt bệnh nhân khám ngoại trú/năm và con số này vẫn đang tăng, nhưng song song với số lượng tăng trưởng ấy chúng tôi đã có những biện pháp tổ chức để hoạt động cung cấp dịch vụ được khoa học và nhịp nhàng, như số lượng bàn khám đã tăng gấp đôi so với trước, việc nộp viện phí qua thẻ giúp khâu thu phí giảm được thời gian…

Tuy nhiên, từ ngày 1-3 viện phí sẽ tăng thêm, tôi cho là không chỉ bệnh nhân mà bảo hiểm xã hội, cơ quan chủ quản của bệnh viện là Bộ Y tế cũng đang chú ý xem chất lượng dịch vụ có tăng thêm? Chắc chắn chất lượng dịch vụ sẽ tăng, chúng tôi mới có 500 giường bệnh mới để giảm quá tải cho các khoa đang quá tải nhất, đồng thời tổ chức để thời gian chờ khám tiếp tục giảm xuống.

Bà Trần Thị Thanh Hóa (phó giám đốc Bệnh viện 
Nội tiết T.Ư):

Mỗi bàn chỉ khám 40 bệnh nhân/ngày

Trước đây, ở Bệnh viện Nội tiết T.Ư, mỗi bàn khám có đến 80, thậm chí 100 bệnh nhân chờ. Hiện nay thì hai cơ sở của bệnh viện có 1.000 bệnh nhân tới khám/ngày, tổng số hai nơi chúng tôi có 25 bàn khám, như vậy mỗi bàn khám chỉ đảm nhiệm 40 bệnh nhân.

Với số lượng bệnh nhân này, thời gian hỏi bệnh, tư vấn chế độ ăn uống, tìm hiểu tiền sử bệnh lý của bệnh nhân để đơn thuốc kê được chính xác hơn đã được tăng lên nhiều so với trước đây.

Hiện nay, hệ thống bệnh viện vệ tinh mở ra nhiều, như Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cũng đang giữ vai trò bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nội tiết T.Ư.

Khi các bác sĩ ở bệnh viện vệ tinh đã “cứng cáp” và cơ sở hạ tầng ổn, họ sẽ thu hút bệnh nhân không kém gì Bệnh viện Nội tiết T.Ư, vì rõ ràng họ có ưu thế về quãng đường đi. Nếu nhiều bệnh viện cạnh tranh bằng cách nâng chất lượng của mình, chúng tôi cũng phải nâng mạnh lên hơn để “giữ” được những bệnh nhân sẵn có.

Chúng tôi cũng phải đổi mới để thu hút người đến chữa bệnh tại bệnh viện mình. Quá trình đổi mới này cũng đang tiến rất nhanh và người dân cũng tin cậy hơn, như tôi cầm đường dây nóng bệnh viện thấy trước người ta gọi suốt, giờ lâu lắm không thấy ai gọi nữa.

Ông Trịnh Văn Mạnh 
(giám đốc Bệnh viện Đa khoa 
tỉnh Quảng Ninh):

Tập trung cho khâu khám bệnh

Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh có 800-1.000 người tới khám, nhưng trước năm 2015 số bàn khám chỉ là 18 bàn, nay đã tăng lên 30 bàn.

Vì thế, thời gian chờ khám đã giảm xuống nhiều. Hiện nay, bệnh nhân không phải làm xét nghiệm chỉ chờ khoảng 35 phút kể từ khi họ đến bệnh viện là lấy được đơn thuốc, bệnh nhân làm một xét nghiệm/chụp chiếu cần 55-60 phút chờ và người cần làm ba xét nghiệm/chụp chiếu cần chờ tổng số ba giờ. Như vậy so với trước, thời gian chờ đã giảm đi rất nhiều.

Có người hỏi chúng tôi như vậy có phải tuyển thêm cán bộ, chi thêm lương?

Thực tế, đây là vai trò tổ chức cán bộ ngay tại bệnh viện. Trước đây, bệnh viện chưa coi trọng khâu đón tiếp ban đầu và khoa khám bệnh, nhưng nay đây là bộ phận quan trọng hàng đầu.

Chúng tôi đã điều phối cán bộ từ các khoa chuyên môn ra khoa khám bệnh, đến trưa khi lượng người đến khám ngoại trú giảm thì các bác sĩ đó quay lại khoa chuyên môn. Như vậy vẫn là lực lượng cán bộ trong bệnh viện mà chỉ cần thay đổi tổ chức, số bàn khám đã tăng lên gần gấp đôi và thời gian chờ khám đã giảm xuống.

Tôi cho là cách tổ chức này phù hợp, vì minh chứng là trước đây mỗi ngày 8-10 ý kiến phản ảnh những bất cập ở bệnh viện tới đường dây nóng, còn hiện nay một tuần chỉ có 1-2 ý kiến, chủ yếu họ phàn nàn khâu vệ sinh, đề nghị bổ sung ghế ngồi chứ không thấy phàn nàn về thời gian chờ đợi dài, thời gian được khám và tư vấn quá ít hay phàn nàn về chuyên môn…

Mức độ hài lòng đối với các dịch vụ y tế (tỉ lệ %)

Người bệnh oải nhất là lúc chờ khám bệnh
Kết quả khảo sát 150 người
LAN ANH – QUỲNH LIÊN