15/11/2024

Quyền ‘mở miệng’ là quyền của mỗi người dân

Dù đã sửa đến lần thứ 19, song dự thảo luật Báo chí vẫn còn nhiều điểm khiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn.

 

Quyền ‘mở miệng’ là quyền của mỗi người dân

 

Dù đã sửa đến lần thứ 19, song dự thảo luật Báo chí vẫn còn nhiều điểm khiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn.





Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: TTXVN

 

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên họp – Ảnh: TTXVN


Đặc biệt là vấn đề quản lý các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và quyền tự do thông tin của người dân.

Sáng 18.2, góp ý dự thảo luật Báo chí (sửa đổi), Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng hiện ngày càng nhiều người tiếp cận thông tin trên mạng và đây là xu hướng không thể đảo ngược, nhưng “đáng tiếc” các nội dung trong dự thảo luật để quản lý, kiểm soát gần như vắng bóng.
“Nếu không thể kiểm soát mảng này thì có nghĩa là luật chỉ quản lý được 40% yêu cầu”, ông Ksor Phước nhấn mạnh. 



Quyền ‘mở miệng’ là quyền của mỗi người dân - ảnh 1
Quyền tự do ngôn luận được hiến định. Vì thế muốn cấm cái gì thì phải đưa vào luật chứ để trong nghị định là không được đâu

Quyền ‘mở miệng’ là quyền của mỗi người dân - ảnh 2

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng



Trước sự nhập nhèm giữa báo chí chính thống và các trang thông tin mạng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đặt vấn đề: “Trang thông tin điện tử có phải ấn phẩm báo chí không? Cái này nhà nước cấp phép, lấy thông tin từ báo mạng, có khi một thông tin có đến vài triệu lượt truy cập, tại sao tự nhiên lại bỏ ra ngoài không quản lý theo luật?”.
Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Thế Kỷ bổ sung thêm, hiện có hàng nghìn trang thông tin điện tử được Bộ TT-TT và Sở TT-TT các tỉnh, thành cấp phép. “Cần phải có một cách suy nghĩ như thế nào để đưa vào luật hay nghị định quản lý, chứ nhiều đơn vị cấp phép như thế quản rất khó”, ông Kỷ đề nghị.
Giải đáp các băn khoăn trên, Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son cho biết luật Báo chí (sửa đổi) chỉ điều chỉnh hoạt động báo chí nhà nước, còn các trang thông tin điện tử và truyền thông xã hội đã có Nghị định 72 điều chỉnh và quy định rất chặt chẽ.
“Nếu đưa trang tin điện tử, trang mạng, blog cá nhân vào đây thì vô hình trung chúng ta thừa nhận tất cả những loại hình này là báo chí. Quan điểm nhất quán của chúng ta cho đến nay là không chấp nhận báo chí tư nhân”, ông Son phân trần và dẫn một số quy định của Bộ Chính trị về bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí, cũng như quản lý báo chí nhà nước… 



Nâng tuổi trẻ em lên dưới 18
Cũng trong ngày 18.2, Uỷ ban Thường vụ QH cho ý kiến về dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu của dự án luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Qua thảo luận, nhiều ý kiến tán thành việc đổi tên luật hiện hành thành “Luật Trẻ em”. Việc đổi tên sẽ phản ánh đầy đủ hơn nội dung và phạm vi của luật. Đồng thời Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý và nhiều ý kiến khác tán thành với việc điều chỉnh độ tuổi trẻ em từ dưới 16 tuổi lên thành dưới 18 tuổi.



Cái gì cấm phải ghi rõ vào luật
Nhắc Bộ trưởng Son khi làm luật thì không nên đem chỉ thị của Bộ Chính trị ra đọc, mà phải vận dụng đúng đắn và làm theo Hiến pháp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý Hiến pháp đã quy định quyền dân chủ, trong đó có quyền tự do ngôn luận của nhân dân.
“Luật không đem chỉ thị của Bộ Chính trị ra đọc được mà phải lấy Hiến pháp ra đọc, phải tính để xã hội này cởi mở, dân chủ, được quyền tự do trừ những vấn đề pháp luật cấm. Cứ đàng hoàng thế mà làm, tôi tin dân mình ủng hộ”, Chủ tịch nhắc nhở.
Lưu ý trào lưu của xã hội là “cứ mở cái điện thoại ra cũng có thể tiếp cận thông tin”, Chủ tịch QH nhấn mạnh: “Quyền tự do ngôn luận được hiến định. Vì thế muốn cấm cái gì thì phải đưa vào luật chứ để trong nghị định là không được đâu. Ngày nay xu hướng đọc khác xa trước đây, người dân mở điện thoại ra là có vô vàn thông tin. Nếu các đồng chí nói đó không phải báo nên không quản lý là không được. Các đồng chí phải nhớ rằng quyền mở mồm ra là quyền của mỗi người dân”.
Chủ tịch QH cũng bày tỏ lo lắng tới đây bầu cử đại biểu QH, đại biểu HĐND nhưng trên mạng có đủ thứ thông tin. “Người ta còn in ra gửi cho tôi cả tập mà các đồng chí vẫn cứ khăng khăng không phải báo. Không phải báo nhưng nó vẫn xuất hiện, vẫn đi giữa ban ngày, dày cả tập thế này. Quản lý không có nghĩa là cấm đoán, quản lý kiểu siết lò xo lại không cho người ta làm cái gì là vi hiến đấy. Nếu đưa ra điều cấm mà đúng thì tôi tin chắc là nhân dân ủng hộ và cấm cái gì thì phải đưa vào luật”, ông nhấn mạnh và nói rõ: “Xã hội cần tự do, dân chủ, cởi mở. Những gì cấm thì phải ghi cụ thể, không cấm thì người ta được làm”.
Theo nghị trình, dự thảo luật Báo chí sẽ được QH thông qua tại kỳ họp thứ 11 (tháng 3.2016). Nhưng trước nhiều vấn đề luật chưa có câu trả lời thoả đáng, Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng kết luận “nếu dự thảo luật chưa đạt yêu cầu thì có thể sẽ phải lùi thời gian thông qua”.
Bảo mật danh tính người cung cấp thông tin cho báo chí
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước kiến nghị luật Báo chí (sửa đổi) cần bổ sung thêm quyền công dân như bảo mật danh tính người cung cấp thông tin đấu tranh chống tội phạm, tham nhũng. Đồng thời, cơ quan báo chí phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn tin, nếu người đưa tin cung cấp thông tin thật thì chỉ lộ danh tính với cơ quan và người điều tra trực tiếp được luật pháp cho phép.
“Ví dụ kiểm lâm móc ngoặc với chủ thầu phá rừng, người dân phản ánh nhiều lần nhưng đâu vẫn hoàn đó, họ bức xúc đưa lên báo chí nhưng họ sợ bị khủng bố mà khủng bố là có thật, có khi còn bị đám lâm tặc giết. Những người như vậy thì phải bảo mật danh tính, để bảo đảm an toàn cho họ”, ông Ksor Phước dẫn dụ.

Anh Vũ