Tết sum họp toàn kể tội thì con cháu nào thích truyền thống?
“Sao con đấy chưa lấy chồng, thằng kia chưa lấy vợ, có bị đồng tính không. Rồi người này khoe con người kia khoe cháu, bậc cha mẹ nào thấy con mình không bằng chị bằng em thì về chì chiết con cái”.
Tết sum họp toàn kể tội thì con cháu nào thích truyền thống?
“Sao con đấy chưa lấy chồng, thằng kia chưa lấy vợ, có bị đồng tính không. Rồi người này khoe con người kia khoe cháu, bậc cha mẹ nào thấy con mình không bằng chị bằng em thì về chì chiết con cái”.
Một buổi họp mặt gia đình mùng 1 tết Bính Thân 2016 ở Sài Gòn - Ảnh: M.C |
Có lẽ đó là thực trạng mà Ngoc, một bạn đọc kể ra về buổi họp mặt dòng họ ngày tết sau khi đọc bài viết Tết gửi cha mẹ tiền thay mặt mình để mình đi chơi?
Ngoc bảo: ”Nhiều người ngại ăn tết cùng họ hàng cũng vì sợ miệng lưỡi thiên hạ. Ví dụ con trai trưởng, đích tôn dòng họ mà không sanh được con trai, mỗi năm về quê ngồi vào mâm toàn bị anh em họ hàng nói khích.
Có thể không thực sự ác ý, nhưng rượu vào lời ra, ai mà không khó chịu, rồi lại nóng máu chửi nhau, đánh nhau, rồi cả năm hai nhà cạch mặt, vợ chồng lục đục tại anh tại ả.
Ý kiến được nhiều bạn bấm nút “thích” nhất Thang: “Cái truyền thống cần phải sửa mình cho văn minh hiện đại, hướng tới bình đẳng giới thì may ra con cháu còn theo, các cụ cứ giữ khư khư cho đó là truyền thống thì bảo sao con cháu lơ là, cái gì hợp lý, hợp thời, hợp ý mọi người thì tồn tại, còn chỉ hợp ý các cụ thì rõ là không hợp lý rồi“. |
Rồi sao con đấy chưa lấy chồng, thằng kia chưa lấy vợ, có bị đồng tính không. Rồi người này khoe con người kia khoe cháu, bậc cha mẹ nào thấy con mình không bằng chị bằng em thì về chì chiết con cái.
Rồi nhiều bậc trưởng thượng khó khăn, mỗi lần con cháu về lại bắt bẻ đứa này đứa kia từng ly từng tý”.
Và đó không phải cá biệt khi bạn Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng: “Vì họ ngại thực hiện việc thăm viếng nhau trong ngày đầu năm vì sợ nhắc tới những chuyện trong năm chưa làm tốt hoặc làm sai vì ái ngại tự ti”.
Phải chăng vì vậy khi bạn Dan@ đặt câu hỏi: “Tôi thực sự không hiểu nổi là tại sao rất nhiều gia đình lại chọn đi du lịch vào dịp tết???” thì ngay lập tức, bạn Thanh Tâm trả lời thẳng: “Vì họ ngại thực hiện việc thăm viếng nhau trong ngày đầu năm vì sợ nhắc tới những chuyện trong năm chưa làm tốt hoặc làm sai vì ái ngại tự ti”.
Bạn Alex T thì hỏi như đã trả lời: “Tôi nghĩ là tuỳ hoàn cảnh từng nhà mà có định nghĩa về tết. Tết là dịp để sum vầy sau 1 năm quần quật mưu sinh, tôi thấy cái này có thể đúng với các nhà khác chứ không với nhà tôi. Lý do là nhà tôi nội ngoại đều ở Sài Gòn, một tháng tôi về ngoại hai lần, tiệc tùng đầy ra nên việc các thành viên gặp nhau là không ít như các người từ tỉnh lên. Vì thế nên từ nhỏ tết đối với tôi nó không có nghĩa là sum vầy vì căn bản ngày thường nội ngoại tôi có chia cắt đâu!”
Bạn Anh Minh thì không chỉ lý luận mà còn có dẫn chứng đáng sợ: “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng có lễ nghĩa nổi không? Thăm viếng hàng xóm là chuyện nhỏ, có những gia đình mà họ hàng nội ngoại toàn ở xa đâu có phải bước mấy bước là đến được. Các vị chịu khó thống kê xem mỗi cái tết có bao nhiêu người phải nằm lại trên đường đi, vĩnh viễn không về quê nữa do thực hiện cái truyền thống và nghĩa vụ sum họp tết của họ?”.
Bạn suy nghĩ như thế nào thực trạng nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện nay về sum họp gia đình, dòng họ trong ngày tết?
Bạn có thể bày tỏ trong phần bình luận dưới đây, hoặc gửi về email: [email protected]