28/11/2024

Tình người nơi đất lở

144 hộ dân ở xã Trà Vân (H.Nam Trà My, Quảng Nam) lâm vào cảnh không có chỗ ở, do hậu quả của các trận bão, lũ, chưa kể nhiều ngôi nhà hiện nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở.

 

Tình người nơi đất lở.

144 hộ dân ở xã Trà Vân (H.Nam Trà My, Quảng Nam) lâm vào cảnh không có chỗ ở, do hậu quả của các trận bão, lũ, chưa kể nhiều ngôi nhà hiện nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở.




Khuân vác gỗ đến điểm tập kết để dựng nhà /// Ảnh: Mạnh Cường

Khuân vác gỗ đến điểm tập kết để dựng nhàẢNH: MẠNH CƯỜNG.

Trước thực trạng đó, sự có mặt kịp thời của các chiến sĩ trẻ tham gia dựng lại nhà cửa mới, giúp người dân ấm lòng trước khi tết đến.
Sau vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra vào ngày 6.11.2017, khiến 4 ngôi nhà ở nóc ông Tuân (xã Trà Vân, H.Nam Trà My) bị đất đá vùi lấp làm 5 người tử vong, chúng tôi tìm về vùng đất đau thương này. Tuyến đường DH8 từ UBND xã Trà Vân đi qua các thôn 2, thôn 3 vẫn có nguy cơ xảy ra nhiều điểm sạt lở. Tại điểm sạt lở ở nóc ông Tuân, nhiều người dân đang cố gắng dọn dẹp, vớt vát những gì còn sót lại có thể dùng được sau trận sạt lở kinh hoàng. Sau khi xảy ra sạt lở, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã vận động, di dời các hộ dân đến nơi ở mới. Cuộc di dân khẩn trương đã gieo hy vọng cho người dân về một cuộc sống mới, ổn định hơn sau những tháng ngày sống bất an vì lo sạt lở.
Tình người nơi đất lở - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Giúp dân thoát nghèo

Sau 2 năm thành lập, đứng chân trên địa bàn xã Phú Mỹ, H.Giang Thành (Kiên Giang), Đoàn Kinh tế quốc phòng 915 thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng biên giới vốn còn nhiều khó khăn.
Địa điểm mới để người dân an cư là Khe Chữ (xã Trà Vân), cách nơi ở cũ khoảng 5 km, khu vực được quy hoạch rộng hơn 36 ha. Có mặt tại làng mới, điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh hàng trăm chiến sĩ thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam, Sư đoàn bộ binh 315 cùng lực lượng vũ trang H.Nam Trà My đang căng mình làm việc. Các chiến sĩ trẻ khuân vác từng tấm tôn, thanh gỗ để dựng lại nhà mới cho dân. Trên khu đất cũng rầm rộ hàng chục máy ủi, máy xúc, ô tô chuyên dụng được huy động để thông đường, san lấp mặt bằng… Sau đó, tự tay bộ đội thực hiện các thao tác lắp ráp, dựng lại nhà giúp dân. Để đảm bảo công việc đúng tiến độ, sau khi dựng nhà, các chiến sĩ lại quay về khu vực nằm trong vùng sạt lở giúp dân tháo dỡ nhà cửa, di chuyển ra đường, rồi khuân vác các bộ phận của căn nhà cùng đồ đạc, vượt qua các quả đồi, khe suối đưa đến Khe Chữ để lắp lại vào nhà mới.
Tình người nơi đất lở - ảnh 2

Các chiến sĩ đang dựng nhà giúp dân tại nóc Khe Chữ

Mồ hôi nhễ nhại, đang vác những khúc gỗ đến nền đất để dựng nhà cho dân, chiến sĩ Trịnh Công Đức tâm sự:
“13 ngày có mặt tại đây cũng là chừng ấy thời gian anh em chiến sĩ chia sẻ những khó khăn với người dân, khi phải sống bất an ở nơi đất lở. Hiện các anh em chiến sĩ đang dốc toàn lực, dựng nhà mới cho người dân để họ có chỗ ở ổn định, sớm an cư lạc nghiệp”.
Thượng tá Trần Minh Hương, Phó tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam, cho hay hơn 100 cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã được huy động cùng với các lực lượng khác bám sát hiện trường, giúp dân dựng lại nhà mới. Do điểm Khe Chữ nằm trong khu vực rừng núi, hết sức phức tạp; thời tiết bất lợi khi liên tục mưa lớn nên công tác vận chuyển vật liệu gặp khá nhiều khó khăn. “Dù khó khăn là vậy, nhưng với quyết tâm của những người lính cụ Hồ, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để người dân nơi đây sớm có nhà mới, ổn định cuộc sống”, thượng tá Hương nói.
Cũng theo thượng tá Hương, do phong tục tập quán của đồng bào Ca Dong ở đây rất riêng biệt nên việc tháo dỡ nhà cửa và di chuyển đến nơi ở mới cũng gặp nhiều khó khăn. Để sớm di dời dân, bộ đội đã cùng với các già làng đến từng nhà, phân tích tình hình nguy hiểm của sạt lở, vận động từng người dân, sau đó bà con mới vui vẻ cùng bộ đội tháo dỡ nhà, dọn đi. “Chúng tôi luôn bám sát hiện trường, cùng ăn ở, làm việc với người dân để 144 hộ dân cùng hơn 500 nhân khẩu sống trong vùng sạt lở sớm có nhà mới kịp đón Tết Nguyên đán 2018”, thượng tá Hương nhấn mạnh.
Tình người nơi đất lở - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Vườn rau chi đoàn của lính vùng biên

Biên giới vào cuối mùa mưa. Vừa ngớt những cơn mưa rừng trút xuống dai dẳng là cái nắng gắt khó chịu. Nắng táp vào mặt nóng hầm hập với nhiệt độ trên dưới 40 độ khiến mặt ai cũng sạm lại. 

 

Mạnh Cường