Gặp nhau, thích nhau, được cha mẹ hai bên đồng ý là chuyển đến sống với nhau, không cần cưới hỏi. Đến khi con lớn, vợ chồng đến ủy ban xã đăng ký kết hôn và khai sinh cho con.
Âu lo ở nơi không cần… cưới.
Gặp nhau, thích nhau, được cha mẹ hai bên đồng ý là chuyển đến sống với nhau, không cần cưới hỏi. Đến khi con lớn, vợ chồng đến ủy ban xã đăng ký kết hôn và khai sinh cho con.
Đó là chuyện đang diễn ra tại xã Xốp, H.Đăk Glei, Kon Tum.
Hôm chúng tôi đến làng Kon Liêm (xã Xốp) đúng vào lúc gia đình ông A Lý và bà Y Hép cho con gái Y Hỏ (17 tuổi) đi “bắt chồng”. Y Hỏ là con gái thứ ba của ông A Lý. Người mà Y Hỏ “bắt” được là A Lợi (19 tuổi, ở xã Đăk Man, H.Đăk Glei).
Cũng như các chàng trai, cô gái ở đây, sau khi đã được gia đình hai bên đồng ý, Y Hỏ chuyển đến xã Đăk Man sống chung với A Lợi. Chúng tôi hỏi: “Y Hỏ còn nhỏ mà cho nó bắt chồng à?”, A Lý cười: “Nó thích thì nó đi bắt. Anh chị nó cũng vậy mà. Mấy đứa bạn nó cũng bắt chồng, bắt vợ hết rồi. Con Y Tú bằng tuổi nó bắt chồng từ năm ngoái kia”.
Theo tay A Lý chỉ, chúng tôi ghé nhà Y Tú cũng tại làng Kon Liêm. Y Tú “bắt chồng” đầu năm 2016, khi mới 16 tuổi, nay đã sinh được bé gái 5 tháng tuổi; chồng của Tú là A Nhang năm nay mới 18 tuổi, cùng ở làng Kon Liêm. Hiện tại, hai vợ chồng đang sống với mẹ, người em gái đang học lớp 3 và ông bà nội.
A Nhíu, Trưởng làng Đăk Xây (một làng ở cuối xã Xốp), cho biết: “Năm nay chỉ có Y Xăm và A Pơm (đều 17 tuổi) “bắt vợ, bắt chồng”, các năm trước nhiều lắm, khi ấy tụi nó chỉ 15 – 16 tuổi thôi”.
Ông A Ruổi, Chủ tịch UBND xã Xốp, phân trần: Phần lớn các cháu đều không được học hành đến nơi đến chốn, thiếu hiểu biết về luật Hôn nhân – Gia đình nên cứ thích nhau là về sống với nhau. Không đăng ký kết hôn, mà chỉ được sự đồng ý của gia đình
hai bên, tổ chức cái lễ nhỏ theo phong tục là chúng về sống với nhau. Đến khi con lớn, mới đưa nhau ra xã đăng ký kết hôn và làm giấy khai sinh cho con luôn thể.
Còn ông A Lúi, cán bộ tư pháp xã Xốp, thừa nhận: Chuyện tảo hôn ở đây hằng năm vẫn diễn ra, nhưng chính quyền địa phương không thể ngăn cản vì phần lớn là người trong làng, trong xã. Họ cứ thích nhau thì đến ở với nhau, xã đâu biết được. Theo ông A Lúi, từ năm 2014 đến nay mỗi năm xã Xốp có từ 14 – 20 trường hợp tảo hôn, phần lớn là tuổi từ 15 – 17.
Khi thấy cô bạn học không còn đến lớp, một nhóm học sinh ở Ấn Độ quyết định điều tra. Các em biết được bạn mình là nạn nhân của tảo hôn và bị bắt phải chuyển chỗ ở. Cả nhóm đã lên kế hoạch giải cứu bạn.