Oan sai, tiền nào bồi thường hết nỗi đau…
Số phận xui rủi khiến họ rơi vào vòng lao lý, đến khi được đình chỉ vụ án lại phải khốn khổ ngược xuôi với hành trình minh oan, yêu cầu bồi thường oan sai.
Oan sai, tiền nào bồi thường hết nỗi đau…
Số phận xui rủi khiến họ rơi vào vòng lao lý, đến khi được đình chỉ vụ án lại phải khốn khổ ngược xuôi với hành trình minh oan, yêu cầu bồi thường oan sai.
TIN LIÊN QUAN
Bồi thường 131 triệu đồng cho 420 ngày bị bắt oan
Chị Phụng yêu cầu bồi thường oan sai khoảng 1,6 tỉ đồng, còn chị Loan yêu cầu gần 1 tỉ đồng. Nhưng tòa nói chỉ chấp nhận bồi thường số ngày chị em Phụng, Loan bị tạm giữ, tạm giam; chi phí đi lại, thực tế khác khi đi khiếu nại từ ngày có quyết định đình chỉ vì không phạm tội… Còn những yêu cầu khác đều bị bác vì không cung cấp được chứng cứ, hoặc chứng cứ không hợp lệ, hoặc thời gian đó luật không quy định nên không thể tính.
TIN LIÊN QUAN
Viện KSND TP.Biên Hòa xin lỗi lái phụ tàu SE2 trong vụ tai nạn cầu Ghềnh
“Nhưng tôi vẫn còn chút an ủi vì trước khi mẹ mất (năm 2016), tòa án đã kịp xin lỗi chị em và gia đình; cơ quan chức năng ngoài T.Ư đã minh oan cho tôi. Tôi cũng đã tìm được người chồng mới thông cảm, chia sẻ, cùng tôi “đấu tranh” đến cùng”, chị Phụng chia sẻ và trải lòng: “Tôi biết đâu đó vẫn còn những người mang thân phận như chị em tôi và có những người đã gục ngã, họ không muốn hoặc không thể đi tiếp. Nhưng nếu có niềm tin vào sự thật, xin hãy kiên trì…”.
278 ngày lao lý của người lái tàu
Tương tự chị em Loan, Phụng, người lái phụ tàu SE2 Nguyễn Xuân Phú cũng có quãng đời chông gai, nhọc nhằn nhiều năm đi kêu oan, đòi bồi thường oan sai.
Theo hồ sơ vụ án, tối 6.2.2011, ông Phú và lái tàu chính Nguyễn Văn Túy (cũng đã được bồi thường oan sai) điều khiển tàu SE2 từ TP.HCM đi Bình Thuận. Đến gần cầu Ghềnh (Đồng Nai), thấy đèn tín hiệu cho phép nên họ cho tàu chạy qua. Khi tàu vào cầu thì họ phát hiện ô tô kẹt trong cầu nên hãm phanh nhưng không kịp. Tai nạn xảy ra khiến 2 người chết, 22 người bị thương. Ông Phú bị khởi tố, tạm giam từ 6.2.2011 đến 11.11.2011 (278 ngày) về tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt”. Năm 2015, Viện KSND TP.Biên Hoà đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với ông Phú do “chuyển biến tình hình, hành vi của ông Phú không còn nguy hiểm cho xã hội”.
Ông Phú khiếu nại lý do đình chỉ nhưng bị bác, nên khiếu nại lên Viện KSND tỉnh Đồng Nai và Viện KSND tối cao. Sau khi có chỉ đạo của Viện KSND tối cao, ngày 5.4.2016 Viện KSND TP.Biên Hoà ban hành quyết định đình chỉ vụ án đối với ông Phú vì lý do “không có hành vi phạm tội”.
Từ đây, ông Phú lại phải thêm chặng đường khiếu nại, ra toà để yêu cầu bồi thường oan sai. Ông Phú yêu cầu được bồi thường 1,7 tỉ đồng, nhưng toà đồng ý khoảng 502 triệu đồng, với lập luận chỉ chấp nhận các khoản chi phí thực tế từ thời điểm có quyết định đình chỉ ông Phú không có hành vi phạm tội, chi phí có chứng từ; không chấp nhận tổn thất thiệt hại thực tế, hệ lụy của gia đình từ việc ông Phú bị tạm giam… vì pháp luật không quy định.
Nhìn nhận mình vẫn may mắn khi có vợ luôn đồng hành, nhưng ông Phú cũng không khỏi ngậm ngùi, đau đớn với những mất mát thời gian qua, khi người cha già nhắm mắt mà vẫn canh cánh nỗi oan của con; khi cậu con trai phải dang dở ước mơ thi vào ngành công an vì cha đang “dính án”… Những nỗi đau đó, tiền nào bồi thường hết?!
|
Phan Thương