Từ 1.1.2018, bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2015 chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội; trong đó liệt kê chi tiết những tội danh người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tội nào người dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự ?
Từ 1.1.2018, bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2015 chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội; trong đó liệt kê chi tiết những tội danh người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung (BLHS) 2015 nêu người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng giới hạn trong 28 tội danh.
Các tội danh này bao gồm: giết người; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác; hiếp dâm; cưỡng dâm; hiếp dâm người dưới 16 tuổi; cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; mua bán người; cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản; trộm cắp tài sản; huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; sản xuất trái phép chất ma túy; tàng trữ trái phép chất ma tuý; vận chuyển trái phép chất ma túy; mua bán trái phép chất ma túy; chiếm đoạt chất ma tuý; tổ chức đua xe trái phép; đua xe trái phép; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của người khác; sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; khủng bố; phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép; chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội đối với 2 tội danh là tội “giết người” và tội “cướp tài sản”.
Dựa theo quy định chi tiết và cụ thể này, các nhà làm luật khẳng định nguyên tắc chỉ áp dụng hình phạt đối với trẻ em, nhất là hình phạt tù, sau khi đã xem xét, cân nhắc khả năng áp dụng các biện pháp tư pháp nhằm thể hiện tinh thần nhân đạo tại điều 37 của Công ước về quyền trẻ em là việc bắt, giam giữ hay bỏ tù trẻ em chỉ được dùng đến như một biện pháp cuối cùng và trong một số hành vi cũng như thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Chuyên gia pháp lý cho biết, những người tham gia giao thông bị thanh niên dùng mã tấu chém rụng hàng loạt kính chiếu hậu ô tô tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM có thể nộp đơn yêu cầu đến cơ quan chức năng để đòi bồi thường.
Liệt kê cụ thể để tăng tính định hướng, giáo dục
Theo luật sư (LS) Nguyễn Đức Chánh, Đoàn LS TP.HCM, hình phạt mang tính giáo dục thay vì răn đe đối với trẻ em phạm tội là nguyên tắc mà BLHS luôn đề cao. Trước đây, có một số vụ án do người dưới 18 tuổi gây ra như “vụ án Lê Văn Luyện”, tạo dư luận bức xúc quá lớn nên nhiều ý kiến cho rằng phải xử lý hình sự theo hướng “nợ máu trả bằng máu” hoặc người dưới 18 tuổi phạm tội phải xử lý như người đủ 18 tuổi phạm tội. “Tuy nhiên, khi làm luật chúng ta còn phải dựa trên tinh thần của Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em mà VN tham gia, kế thừa chính sách nhân đạo từ bộ luật cũ, nên kỹ thuật thống kê các tội danh độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là phù hợp, nhằm bảo đảm tính nhất quán trong chủ trương nhân đạo hoá chính sách hình sự”, LS Chánh phân tích.
Đồng quan điểm việc liệt kê tội danh đối với đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự là tiến bộ, LS Bùi Đình Ứng, Đoàn LS TP.Hà Nội, nhận định quy định càng cụ thể bao nhiêu thì thực tiễn giải quyết vụ án càng chính xác bấy nhiêu, tạo chuẩn mực nhất định cho một bản án. “Hơn nữa, việc liệt kê sẽ mang tính định hướng để gia đình, tổ chức xã hội, nhà trường, các đoàn thể… giáo dục con em trong việc phòng và ngăn ngừa tội phạm xảy ra”, LS Ứng nêu.
Mới đây mạng xã hội xuất hiện clip CSGT rút súng chĩa vào người vi phạm đang có hành vi đe dọa gây xôn xao dư luận. Nhiều bạn đọc thắc mắc vậy cảnh sát được rút súng, nổ súng trong những trường hợp nào? Và thế nào là chống người thi hành công vụ?
Bước tiến đột phá
So với BLHS 1999, phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi đã được thu hẹp đáng kể. BLHS 1999 chỉ quy định: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”, nhưng không liệt kê bao nhiêu tội nên phạm vi trách nhiệm hình sự là toàn bộ các tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả tội phạm do vô ý.
Phải nói rằng, đây là một bước tiến có tính chất đột phá của nước ta đối với việc trẻ em phạm tội, đồng thời khi liệt kê tức Quốc hội cũng yêu cầu toàn xã hội, trong đó có gia đình, nhà trường và các tổ chức phải có biện pháp giáo dục con em mình, vì tình trạng trẻ em phạm tội ngày một gia tăng, nhất là trong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay.
Khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người, mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức của con người và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Do đó, họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm.
Một điểm khác cần lưu ý là không phải chờ đến ngày 1.1.2018 mới áp dụng các quy định của BLHS 2015 đối với trẻ em phạm tội, mà ngay từ bây giờ các cơ quan tiến hành tố tụng đã phải áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em phạm tội.
Ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh toà hình sự TAND tối cao