28/11/2024

Nóng trên mạng xã hội: 2 cô gái quên CMND, thành người ‘vô gia cư’ (?)

Hai thiếu nữ này (quê Tiền Giang và Đồng Nai) ngày 18.9 cùng nhóm bạn đến một quán cà phê thuộc P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM thì Công an P.Tam Bình vào kiểm tra hành chính chủ quán và thực khách. Do hai cô không trình được chứng minh nhân dân (CMND) nên công an đã mời về trụ sở để làm việc.

 

Nóng trên mạng xã hội: 2 cô gái quên CMND, thành người ‘vô gia cư’ (?)

 

Hai thiếu nữ này (quê Tiền Giang và Đồng Nai) ngày 18.9 cùng nhóm bạn đến một quán cà phê thuộc P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM thì Công an P.Tam Bình vào kiểm tra hành chính chủ quán và thực khách. Do hai cô không trình được chứng minh nhân dân (CMND) nên công an đã mời về trụ sở để làm việc.


 

Hai cô gái “vô gia cư” đã được về với gia đình /// Ảnh cắt trên facebook

Hai cô gái “vô gia cư” đã được về với gia đìnhẢNH CẮT TRÊN FACEBOOK

 

Vài giờ sau, chính quyền P.Tam Bình đưa hai cô về Trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu theo diện “người vô gia cư”. Tuần qua, gia đình hai cô gái đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi để kê khai, làm thủ tục với đủ loại giấy tờ với mong muốn đón con về nhà.

Vụ việc đã thu hút nhiều tranh luận trái chiều. Nhiều ý kiến nhấn mạnh đến việc “dù đi đâu cũng phải mang giấy tờ tùy thân”, cho nên khi không trình được CMND thì công an mời về trụ sở để làm việc “là đúng”. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng việc đưa hai cô gái vào trung tâm xã hội dành cho người vô gia cư chỉ vài giờ sau đó là “một việc làm khá vội” của chính quyền P.Tam Bình vì “trong 4 tiếng đồng hồ thì làm sao gia đình ở ngoài tỉnh có thể mang giấy tờ đến?”.
Cũng gây “xôn xao’’ hôm qua là thông tin Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau đã gửi văn bản yêu cầu làm rõ phát ngôn của ông Đoàn Ngọc Hải (Phó chủ tịch UBND Q.1, TP.HCM) về rừng U Minh, để tỉnh này “định hướng dư luận xã hội’’. Văn bản dẫn lại câu “Mình sống ở Q.1 là phải biết luật, chấp hành luật, còn không thì về rừng U Minh sống” do ông Hải nói với một lái xe vi phạm trên đường Võ Văn Kiệt (Q.1) được đăng tải trên một tờ báo điện tử trước đó.
Bình luận về vụ việc, nhiều ý kiến cho rằng đó thực chất chỉ là “lỡ lời”. Tuy nhiên, theo nhiều người, “cán bộ lãnh đạo thì phải phát ngôn chuẩn, nhất là khi đang thi hành nhiệm vụ”.
Ngoài ra, câu chuyện cậu bé 11 tuổi học lớp 4 ở Đồng Nai đi học về lúc trời mưa to bị nước cuốn trôi xuống cống mất tích cũng đã làm “dậy sóng’’ mạng xã hội. Thi thể em Nguyễn Tấn Trường (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu) đã nổi lên trên sông Đồng Nai ở phía bờ thuộc H.Tân Uyên (Bình Dương) và được người dân phát hiện khoảng 20 giờ 30 ngày 28.9.
Vị trí tìm thấy thi thể cách nơi em Trường bị nước cuốn khoảng 5 km. Mới tuần trước, một nữ sinh lớp 11 ở Bình Phước cũng tử vong vì bị nước cuốn trôi xuống cống. “Đã có nhiều chuyện đau lòng như thế này mà không ai có biện pháp ngăn chặn hay sao?’’, một người đặt câu hỏi.

T.Thuý
(tổng hợp)