|
Sau khi mua vé máy bay, điện thoại của khách hàng liên tục nhận tin nhắn chào mời dịch vụ thuê xe từ sân bay Nội Bài về Hà Nội – Ảnh: DUYÊN PHAN |
Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ xin giới thiệu một số ý kiến tiêu biểu dưới đây:
* Chủ tịch nước Trần Đại Quang yêu cầu tăng cường an ninh mạng
Ông Trịnh Anh Tuấn (phụ trách Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công thương):
Tăng cường
kiểm tra, xử phạt
|
Ảnh: NGỌC AN
|
|
Việc khai thác, sử dụng hoặc tấn công và khai thác trái phép thông tin người tiêu dùng đang trở thành xu hướng không chỉ của các doanh nghiệp, mà còn đối với các loại tội phạm thông tin.
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có những quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thu thập, lưu giữ và sử dụng thông tin của người tiêu dùng.
Theo đó, điều 6 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng chính sách, mà còn buộc phải thực hiện công bố rõ ràng, công khai chính sách thông tin của doanh nghiệp trước khi áp dụng với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, thực tế áp dụng các quy định này vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp hoạt động ở quy mô vừa và nhỏ, không có đủ nguồn lực thực hiện các chính sách thông tin hoặc doanh nghiệp chưa nắm bắt được các quy định pháp luật về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng.
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt trong việc vi phạm quy định pháp luật về bảo mật thông tin chưa đủ sức răn đe. Trong nhiều trường hợp, việc người tiêu dùng không ý thức được tầm quan trọng của thông tin và công tác bảo mật thông tin cũng góp phần dẫn tới nhiều hành vi xâm phạm tiếp diễn trong thời gian dài.
Do đó, người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức, kỹ năng trong việc sử dụng và cung cấp thông tin. Đối với các doanh nghiệp, cần tiếp tục xây dựng một khung pháp luật về bảo mật thông tin. Đặc biệt lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng… cần xây dựng riêng các quy định cũng như ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo mật thông tin.
Cơ quan quản lý cần tập trung công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo mật thông tin. Việc tăng cường các hoạt động hợp tác, chia sẻ thông tin trên phạm vi quốc tế cũng là một giải pháp hiệu quả nhằm học hỏi và kịp thời phát hiện, xử lý các xu hướng tội phạm thông tin mới xuất hiện.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng):
An ninh mạng
phải vào cuộc
|
Ảnh: NGỌC AN
|
|
Thực tế tình trạng thông tin cá nhân của người tiêu dùng bị lộ và sử dụng vào hoạt động tiếp thị, quảng cáo rất nhiều.
Bản thân tôi cũng là nạn nhân, có ngày tiếp nhận đến vài chục tin nhắn của một doanh nghiệp bán phụ tùng xe máy ở TP.HCM dù tôi ở Hà Nội.
Tôi đã nhắn lại rằng không có nhu cầu mua nhưng họ không dừng. Sau đó, tôi phải thông qua cơ quan bảo vệ người tiêu dùng phía Nam can thiệp trực tiếp mới chấm dứt được.
Việc nhắn tin, gọi điện tiếp thị như vậy đang gây nhiều phiền phức cho người tiêu dùng, đó là chưa kể còn có những trường hợp sử dụng thông tin cá nhân để tống tiền.
Về mặt luật pháp, việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng là nội dung được quy định trong Luật bảo vệ người tiêu dùng.
Theo đó, bất kỳ tổ chức/cá nhân nào sử dụng thông tin của khách hàng, đối tác để cung cấp hoặc bán cho bên thứ ba đều là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, thông tin cá nhân người tiêu dùng bị lợi dụng, rò rỉ không phải là ít.
Tình trạng ai cũng có thể trở thành nạn nhân của việc bị lộ thông tin cá nhân này cho thấy công tác quản lý còn bất cập. Vậy ai là người chịu trách nhiệm? Phải là cơ quan quản lý về an ninh mạng? Phải tìm ra nơi cung cấp là những ai, từ đó có giải pháp triệt tận gốc cũng như có biện pháp xử lý thông tin rác.
Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm các quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng như một phương pháp để ngăn chặn tình trạng này.