02/11/2024

Sẽ tổ chức đối thoại với người khuyết tật!

Trong hai ngày 11 và 12.4, Báo Thanh Niên đã đăng loạt bài Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật!, đề cập thực trạng người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận bến bãi, nhà vệ sinh công cộng và nhất là xe buýt, cũng như lối ứng xử không đúng của một số tài xế, tiếp viên…

 Phản hồi loạt bài Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật:

Sẽ tổ chức đối thoại với người khuyết tật!

 

Trong hai ngày 11 và 12.4, Báo Thanh Niên đã đăng loạt bài Đối xử nhân văn hơn với người khuyết tật!, đề cập thực trạng người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận bến bãi, nhà vệ sinh công cộng và nhất là xe buýt, cũng như lối ứng xử không đúng của một số tài xế, tiếp viên…




Khá nhiều nhân viên xe buýt còn lúng túng trong việc hỗ trợ người khuyết tật lên xuống xe ///  Ảnh: Như Lịch

Khá nhiều nhân viên xe buýt còn lúng túng trong việc hỗ trợ người khuyết tật lên xuống xeẢNH: NHƯ LỊCH

Sau khi báo đăng, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM, đã có phản hồi về những vấn đề liên quan.
“Cách đặt vấn đề của phóng viên hoàn toàn đúng và những phản ánh của người khuyết tật là có cơ sở”, ông Trung khẳng định.
Ông Trung cho biết toàn TP.HCM hiện có 2.553 xe buýt, hơn 4.000 vị trí dừng đỗ và 500 nhà chờ. Trung tâm đang thực hiện lộ trình về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông công cộng và phương tiện giao thông tiếp cận, theo sự chỉ đạo của UBND TP.HCM tại Quyết định số 20/2014-UBND ngày 30.5.2014.
Theo đó, đến năm 2020, xe buýt được đầu tư thay thế để đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận (xe có lắp đặt thiết bị nâng hạ, xe sàn thấp và sàn bán thấp thuận lợi cho người khuyết tật sử dụng) phải đạt 10%. Song song đó, tất cả các điểm đầu, điểm cuối tuyến, nhà ga và ít nhất 20% điểm dừng nhà chờ xe buýt phải đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật. Riêng giai đoạn 2014 – 2017, số xe đổi mới đã được duyệt là 1.680 chiếc. Đại diện trung tâm cũng cam kết trong năm nay sẽ xây 85 vị trí nhà chờ mới…
Phóng viên hỏi: “Nhiều người khuyết tật phản ánh thời gian qua, trước khi cải tiến, thay đổi xe buýt và cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu tiếp cận, trung tâm và các đơn vị liên quan đã không hề lấy ý kiến người khuyết tật. Điều đó dẫn đến sự lãng phí và bất cập vì họ không thể sử dụng một số thiết bị, công trình cải tiến đó. Tình trạng này sẽ được khắc phục như thế nào?”. Ông Trung nói: “Trong năm nay, chúng tôi sẽ tổ chức buổi đối thoại với người khuyết tật về những cải tiến. Từ các yêu cầu phù hợp, những gì làm được chúng tôi sẽ cố gắng làm ngay, còn lại tuỳ điều kiện sẽ đáp ứng từng bước”.
Sẽ tổ chức đối thoại với người khuyết tật! - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Giúp người khuyết tật hòa nhập

Từ nay đến ngày 31.12, những người khuyết tật vận động có hoàn cảnh khó khăn ở nhiều tỉnh, thành sẽ có cơ hội được hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, giúp việc đi lại và hòa nhập tốt hơn.
Đề cập đến việc chấn chỉnh thái độ không đúng của những nhân viên xe buýt, ông Trung cho biết sắp tới đơn vị này tiếp tục phối hợp với Trung tâm khuyết tật và phát triển mở thêm 100 lớp kỹ năng phục vụ người khuyết tật cho khoảng 5.000 tài xế, tiếp viên.
Ông Trung nhắn nhủ: “Nếu có thông tin cần phản ánh về chất lượng, cung cách phục vụ xe buýt, mọi người hãy cung cấp qua đường dây nóng 1022. Với những trường hợp vi phạm, trung tâm xử lý nghiêm theo nội dung hợp đồng ký kết. Thời gian qua đã có một số tài xế, tiếp viên bị sa thải vĩnh viễn khỏi hệ thống của trung tâm”.
Ý kiến
Để không vô nhầm khu vệ sinh
Mong rằng các nhà vệ sinh công cộng có gắn thêm tấm bảng phân biệt phòng nam, nữ bằng chữ nổi và đặt ngang cửa. Nhờ đó, những người khiếm thị như tôi có thể sờ được để không vô nhầm khu vệ sinh của người khác giới.
Vũ Huy Tường Nhã 
(Q.10, TP.HCM)
Đề nghị phản hồi những bức xúc
Tôi là người khiếm thị hay bị tài xế, nhân viên xe buýt quên không nhắc trạm dừng. Mới đây, tài xế lại nói những câu khó nghe, gây tổn thương cho người khuyết tật chúng tôi. Trước nay tôi đã nhiều lần gọi phản ánh đến tổng đài (08) 39111333 nhưng không biết họ xử lý ra sao. Đề nghị nơi tiếp nhận cần có thông tin phản hồi, đặc biệt với những vụ việc đã xác minh các phản ánh, bức xúc của người dân là đúng.
Trần Phú
(Sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
Học thì phải thực hành
Năm ngoái, tôi là một trong những người đã được Trung tâm khuyết tật và phát triển cử đi tập huấn kỹ năng phục vụ người khuyết tật đi xe buýt cho tài xế, tiếp viên. Nhưng oái oăm là tôi thường gặp những chuyện bức xúc về những người này. Thấy tôi đón xe buýt cùng chiếc xe lăn, họ thường bỏ rơi tôi hoặc có thái độ không hay. Theo tôi, việc tập huấn trên cần phổ biến hơn nữa, nhất là phải giám sát việc áp dụng kiến thức tập huấn vào thực tế, chứ không nên học cho có.
Trần Văn Phương 
(Q.Thủ Đức, TP.HCM)

Sẽ tổ chức đối thoại với người khuyết tật! - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Con trai thợ sửa xe máy chế tay robot giúp người khuyết tật

Đó là cậu học trò Phạm Huy (học lớp 11A3, trường THPT TX.Quảng Trị, Quảng Trị). Bằng tài năng, cần cù cùng sự hỗ trợ của các thầy cô giáo, giấc mơ giúp người khuyết tật dùng tay robot của Huy đang thành hiện thực…


 

Như Lịch