Năm 1988, ông Nguyễn Văn Thành (ở Q.8, TP.HCM) làm thủ tục xin ly hôn vợ. Thời điểm này, vợ chồng ông Thành có 2 con chung, trong đó có con gái tên Nguyễn Phạm Diễm Thanh, sinh năm 1984, nhưng chưa làm giấy khai sinh. Do bất cẩn, trong đơn xin ly hôn ông Thành ghi nhầm năm sinh của Thanh là 1985.
Ngày 18.6.1988, TAND Q.8 ban hành quyết định ly hôn, trong đó về phần con chung toà tuyên: “Giao cho chị… chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Nguyễn Phạm Diễm Trang, sinh năm 1985…” (ghi nhầm tên Nguyễn Phạm Diễm Thanh thành Nguyễn Phạm Diễm Trang).
Đến năm 1990, Thanh mới làm giấy khai sinh, ghi năm sinh đúng là 1984. Các sai sót về tên và năm sinh của con trong bản án ly hôn được ông Thành phát hiện vào năm 2016, khi ông chuẩn bị các thủ tục bảo lãnh tài chính cho Diễm Thanh đi du học thạc sĩ.
Muốn con có quốc tịch Mỹ để thuận lợi du học, định cư sau này, nhiều bà mẹ đã bay xa vạn dặm “vượt cạn”. Sang Mỹ sinh con đang là xu thế dù rất “âm thầm nhưng rầm rộ” trong giới có điều kiện, khá giả ở Việt Nam.
Trường hợp hy hữu nên linh hoạt giải quyết
Trao đổi với PV Thanh Niên về vụ việc trên, bà Lê Thị Bình Minh, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, nêu ý kiến: “Theo quy định pháp luật thì không có thủ tục cũng như không bắt buộc Phòng Tư pháp Q.8 phải cung cấp bản sao giấy chứng sinh cho công dân. Tuy nhiên, để giúp người dân trong trường hợp hy hữu, khó khăn như thế này thì Phòng Tư pháp Q.8 có thể lục lại hồ sơ hộ tịch của Nguyễn Phạm Diễm Thanh, tìm bản chính giấy chứng sinh rồi cấp bản sao. Bản sao giấy chứng sinh sẽ là căn cứ để toà xem xét việc sửa đổi năm sinh trong bản án ly hôn của cha mẹ”.
Ngay sau đó, ông Thành làm đơn gửi TAND Q.8 yêu cầu điều chỉnh tên và năm sinh của con mình trong bản án ly hôn cho khớp với các giấy tờ tuỳ thân. Tuy nhiên, toà án chỉ ban hành thông báo sửa chữa, bổ sung phần tên (sửa Nguyễn Phạm Diễm Trang thành Nguyễn Phạm Diễm Thanh), do đây là sai sót về chính tả của toà.
Còn yêu cầu điều chỉnh năm sinh, theo tòa là không có căn cứ nên không điều chỉnh.
Cũng vì lý do đó mà thủ tục bảo lãnh tài chính của ông Thành cho con gái không thể thực hiện được. “Khi ly hôn thì con gái được toà chỉ định do mẹ nuôi. Nay tôi muốn bảo lãnh tài chính cho con phải căn cứ vào quyết định ly hôn của toà. Mà trong quyết định ly hôn thì con gái sinh năm 1985, trong khi trên giấy tờ thực tế thì con gái sinh năm 1984. Tôi đã gõ cửa nhiều cơ quan, kể cả Phòng Tư pháp Q.8 xin bản sao giấy chứng sinh để mang đến TAND Q.8 nhờ giải quyết nhưng cũng bị từ chối”, ông Thành nói.
Trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Phó chánh án TAND Q.8, giải thích: “Trong hồ sơ của vụ án không có căn cứ nào về việc Nguyễn Phạm Diễm Thanh sinh năm 1984. Khai sinh ghi sinh năm 1984, nhưng khai sinh được cấp sau ngày có bản án, do đó không có căn cứ để điều chỉnh”.
Những thông tin về chính sách kiểm soát người nhập cư vào Mỹ được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký mới đây gây tâm lý lo lắng cho người Việt có ý định du lịch, du học tại Mỹ.
Còn thạc sĩ – luật sư Nguyễn Tiến Mạnh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng: “Ông Thành muốn khai sinh cho con phải có giấy chứng sinh. Chắc chắn giấy chứng sinh của Nguyễn Phạm Diễm Thanh đã được cơ sở y tế cấp vào năm 1984, là thời điểm trước khi bản án ly hôn được ban hành. Đây là căn cứ để TAND Q.8 điều chỉnh năm sinh cho Diễm Thanh trong bản án ly hôn. Pháp luật quy định tòa án có quyền thu thập chứng cứ, trong trường hợp này, TAND có thể yêu cầu Phòng Tư pháp Q.8 cung cấp bản sao giấy chứng sinh và căn cứ vào đó để điều chỉnh năm sinh”.