24/01/2025

‘Bát nháo’ ở phiên toà: Chưa thực hiện đúng quy định về phòng xử án

Theo nhiều chuyên gia pháp luật, nếu áp dụng đúng các quy định về việc bố trí phòng xử án, chắc chắn tình trạng bát nháo ở phiên toà sẽ được ngăn chặn hiệu quả.

 

‘Bát nháo’ ở phiên tòa: Chưa thực hiện đúng quy định về phòng xử án

Theo nhiều chuyên gia pháp luật, nếu áp dụng đúng các quy định về việc bố trí phòng xử án, chắc chắn tình trạng bát nháo ở phiên toà sẽ được ngăn chặn hiệu quả.

 

 

 

Mô hình tòa xử án dân sự... /// Ảnh: Trần Tiến

Mô hình toà xử án dân sự…  ẢNH: TRẦN TIẾN

 
Về quy định việc bố trí phòng xử án, điều 257 bộ luật Hình sự 2015 (BLHS) quy định phòng xử án phải được bố trí thể hiện sự trang nghiêm, an toàn… Thông tư (TT) 01/2017 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2018) của Chánh án TAND tối cao cũng quy định về hình thức phòng xử án phù hợp với BLHS. Thế nhưng, thực tiễn áp dụng những quy định này chưa đồng bộ.
 
Thiếu kinh phí
Điều 4 TT 01/2017 quy định: “… phòng xử án phải được bố trí hai bục, HĐXX ở trên bục cao nhất, bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên toà, phiên họp; phòng xử án phải đảm bảo không gian để tiến hành phiên t và có hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với khu vực của những người tham dự phiên tòa; phải bố trí lối đi riêng của HĐXX; lối đi của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp…”.
 
Mô hình bố trí phiên tòa là vậy, nhằm đảm bảo tính tôn nghiêm của t, đồng thời ngăn ngừa những hành vi quá khích của những người tham gia tố tụng, tham dự phiên tòa có thể gây tổn hại đến HĐXX, người tiến hành tố tụng… Nhưng quá trình ghi nhận của PV Thanh Niên cho thấy, tại TAND TP.HCM và 24 TAND cấp quận/huyện đều chưa thực hiện được đồng bộ mô hình theo TT. Lý do các t án đưa ra là thiếu kinh phí, chưa có kinh phí; thường mỗi t chỉ được cấp kinh phí để hoàn thiện tầm 1 – 2 phòng xử án hình sự theo đúng mô hình của Thông tư 01/2017.
 
Đại diện TAND Q.4 cho biết đến nay, các phòng xử tại t chưa xây dựng được lối đi riêng cho kiểm sát viên (KSV) hay những người tham gia tiến hành tố tụng khác. Vì vậy, nếu đương sự có những hành vi manh động, quá khích đối với HĐXX hay KSV mà chặn lối đi chính thì rất nguy hiểm. Các cơ quan khác như TAND Q.Bình Thạnh, Gò Vấp, Củ Chi, Bình Chánh cũng cho hay đã được cấp trang thiết bị như bàn ghế, quốc huy và một số thiết bị mới và “trong thời gian tới sẽ hoàn chỉnh mô hình phòng xử án theo TT 01/2017”. “Hiện TAND Q.Bình Thạnh có 5 phòng xử án, gồm 1 phòng hình sự, 3 phòng dân sự, 1 phòng tòa vị thành niên. Riêng phòng xử án hình sự đã áp dụng chuẩn mô hình theo TT 01/2017. Tuy nhiên, các phòng xử án dân sự đang từng bước được hoàn thiện chứ chưa hoàn chỉnh”, đại diện TAND Q.Bình Thạnh cho biết.
 
Một khó khăn khác được đại diện TAND Q.Gò Vấp cho biết, TT 01/2017 quy định rõ ràng về kích thước, màu, cấu trúc mô hình nhưng thực tế rất khó thực hiện và tòa cũng đã cố gắng sắp xếp một cách hoàn thiện nhất.
 

'Bát nháo' ở phiên tòa: Chưa thực hiện đúng quy định về phòng xử án - ảnh 2

… và phòng xử theo mô hình mới, có lối đi riêng cho HĐXX, đại diện VKS tại TAND Q.4 (TP.HCM)

 
Xây dựng lực lượng bảo vệ t
Theo ông Bùi Thanh Tùng, Chánh văn phòng Viện KSND TP.HCM, TT 01/2017 quy định lối đi riêng cho HĐXX; lối đi của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên t, phiên họp…; mô hình phiên t phải đảm bảo không gian an toàn, nghiêm túc. Sau một thời gian triển khai, đến nay đa số các t án tại TP.HCM vẫn tận dụng phòng xử án cũ nên không gian còn chật hẹp, chưa đảm bảo đúng mô hình.

'Bát nháo' ở phiên tòa: Chưa thực hiện đúng quy định về phòng xử án - ảnh 3

 

Bên cạnh đó, ông Tùng nhìn nhận hàng rào chắn, có cửa ngăn cách được đặt giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với người tham dự phiên t… chỉ mang tính ước lệ, thông báo đây là khu vực hạn chế đi lại, ai được vào, ai không được vào. “Việc đảm bảo an ninh, trật tự phiên t vẫn phải dựa vào sự kết hợp giữa vai trò chủ trì của chủ toạ và lực lượng bảo vệ phiên t gồm cảnh sát hỗ trợ tư pháp và lực lượng bảo vệ khác”, ông Tùng đánh giá: “Câu chuyện xảy ra ở TAND H.Bình Chánh là cá biệt. Sau sự việc này, nhiều ý kiến cho rằng cần có hàng rào ngăn cách giữa đương sự/bị cáo và HĐXX, KSV, nhưng theo tôi ý kiến này không phù hợp với khoản 1, 2 điều 3 TT 01 về quyền bình đẳng trước t. Ra t, kể cả bị cáo nếu t chưa tuyên là chưa có tội, và họ có quyền được trình bày. Cải cách tư pháp thay đổi rất nhiều, điển hình như thay vành móng ngựa thành bục khai báo, bục trình bày, thì việc tạo hàng rào ngăn cách nhìn mất thẩm mỹ, không dân chủ”.
 
Về vai trò của lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp bảo vệ phiên t, nguyên Chánh t hình sự TAND tối cao Đinh Văn Quế cho biết theo TT 13/2016 của Bộ Công an quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa thì lực lượng cảnh sát hỗ trợ tư pháp chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên toà khi có yêu cầu của TAND. Với một số ý kiến cho rằng mỗi phiên t cần phải có cảnh sát hỗ trợ tư pháp, ông Quế cho rằng “đó là điều không tưởng”. “Hoàn toàn không phù hợp với thực tế tại VN. Chẳng hạn, 2 TP lớn như Hà Nội và TP.HCM, mỗi ngày xử hàng trăm vụ án bao gồm hình sự, dân sự, kinh tế, hôn nhân – gia đình…, rồi toà cấp cao xử phúc thẩm, phiên tòa nào nếu cũng chỉ cần yêu cầu 2 cảnh sát hỗ trợ tư pháp thôi thì lực lượng đâu cho đủ”, ông Quế lý giải và đề xuất: “Ở các nước phát triển, bảo vệ toà án cũng có vai trò rất quan trọng. Và khi người dân vào tham gia phiên t đều qua cửa an ninh. Nếu cần làm thì các t án nên đầu tư vào lực lượng bảo vệ khu vực t án và thiết bị kiểm soát an ninh sẽ phù hợp hơn”.
 
Chánh văn phòng Viện KSND TP.HCM phân tích thêm: Vị trí chỗ ngồi của cảnh sát bảo vệ phiên t theo TT mới sẽ được bố trí phía sau bị cáo, người tham gia tố tụng khác nhưng nếu nhận thấy vụ án phức tạp, chính chủ toạ có quyền yêu cầu cảnh sát bảo vệ phiên toà đứng ở vị trí khác để đảm bảo phiên xử diễn ra uy nghiêm. “Đấy chính là sự linh động, phối hợp giữa chủ toạ và lực lượng bảo vệ phiên t. Chủ toạ là bên cần chủ động điều khiển vì luật cho phép”, ông Tùng nhận xét.
 
Theo Chánh án TAND TP.HCM Ung Thị Xuân Hương, về hình thức phòng xử án theo TT 01/2017, TAND 2 cấp đã thực hiện tương đối tốt, nhưng một số đơn vị chưa thực hiện được do nguồn kinh phí cấp thường xuyên chưa kịp thời đáp ứng. “Trong thời gian tới, TAND tối cao cũng như địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ để hoàn thiện phòng xử án theo mô hình mới”, bà Hương khẳng định.

PHAN THƯƠNG – TRẦN TIẾN