Chúa Nhật 26.02.2023
Cám Giỗ

Chúa Nhật Tuần I – Mùa Chay

St 2,7-9; 3,1-7 • Tv 50,3-4.5-6a.12-13.14 và 17 (Đ. x. c.3a) • Rm 5,12-19 • Mt 4,1-11

 

Bài hát và Suy niệm (26.02.2023 – Chúa Nhật I Mùa Chay năm A) – HUYNH ĐOÀN  GIÁO DÂN ĐA MINH

Lời Chúa
✠ Bài trích Phúc Âm theo thánh Mát-thêu

1 Sau khi chịu phép rửa, Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ. 2 Người ăn chay ròng rã bốn mươi đêm ngày, và sau đó, Người thấy đói. 3 Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi!” 4 Nhưng Người đáp: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.”

5 Sau đó, quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, 6 rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”

7 Đức Giê-su đáp: “Nhưng cũng đã có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”

8 Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao, và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, 9 và bảo rằng: “Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi.” 10 Đức Giê-su liền nói: “Xa-tan kia, xéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”

11 Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các sứ thần tiến đến hầu hạ Người.

(Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ)

Suy niệm
Cám Giỗ

Sinh ra ở đời, chẳng ai thoát được cám giỗ. Nếu những bậc thánh nhân loại bỏ được tham sân si, hoặc sống thanh thoát giữa đời, là vì họ khổ luyện trường kỳ. Chiến thắng cám giỗ bên ngoài đã khó. Chiến thắng cám giỗ từ chính bản thân lại càng khó hơn.

Đức Giêsu cũng đã chịu cám giỗ. Thánh Matthêô nói rõ, tên cám giỗ chính là quỷ. Ba cơn cám giỗ ma quỷ bày ra trước mặt Chúa Giêsu, đó là ham mê ăn uống, kiếm tìm vinh hoa và thử thách Thiên Chúa. Nếu quỷ đã cám giỗ Chúa Giêsu năm xưa trong sa mạc, thì nó cũng luôn cám giỗ loài người ở mọi thời đại, và nó cũng đang cãm giỗ chúng ta hôm nay. Những xung đột ở mọi cấp độ, suy cho cùng, cũng đều bởi ba cơn cám giỗ này. Vì vật chất mà huynh đệ tương tàn; vì bổng lộc mà chém giết lẫn nhau; vì kiêu ngạo mà tiêu diệt người khác. Mùa Chay là thời điểm để chúng ta nhìn lại chính mình, từ đó nhận dạng những cám giỗ đang bủa vây. Có những cơn cám giỗ mang vỏ bọc bằng lớp sơn rất hào nhoáng, có những cám giỗ mang danh hiệu rất tốt lành; có những cám giỗ lại ngấm ngầm dưới những ngôn từ đạo đức.

Nếu ông Ađam và bà Evà năm xưa đã bị con rắn lừa phỉnh, thì Đức Giêsu, là Ađam mới, đã chiến thắng mưu mô của nó. Ông bà nghĩ một khi ăn trái cây, mắt sẽ mở ra và nên như Thiên Chúa. Sau khi ăn, mắt ông bà cũng mở ra, nhưng để thấy mình trần truồng và hổ nhục. Thánh Phaolô đã đặt song đối hai nhân vật: Ađam và Đức Kitô. Một người là nguyên nhân của sự chết; một người là nguyên lý của sự sống. Do Ađam mà mọi người đau khổ; nhờ Đức Kitô mà muôn người nên công chính (Bài đọc II).

“Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Lời Chúa chính là lương thực thiêng liêng đối với các tín hữu. Chúa Giêsu đã dùng lời Kinh Thánh để chiến thắng ma quỷ. Những ai siêng năng đọc và suy gẫm Lời Chúa cũng có nghị lực siêu nhiên để chiến thắng những cám giỗ đang bủa vây quanh mình.

“Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con”. Lời kinh sám hối của vua David vang lên trong suốt Mùa Chay. Đây là sự dằn vặt của một tội nhân, khẩn cầu ơn tha thứ. Hãy mang lấy tâm tình của David để được Chúa tha tội. Mùa Chay không kết thúc bằng thập giá, nhưng bằng sự phục sinh của Đức Kitô.

+TGM Giuse Vũ Văn Thiên

Nguồn: Sống Lời Chúa – Bayard Việt Nam