Nghi ngờ bị Covid-19 kéo dài, nên làm gì?
Nghi ngờ bị Covid-19 kéo dài, nên làm gì?
Hiện chưa có phương pháp chữa trị Covid-19 kéo dài, nhưng có những cách bạn có thể tự chăm sóc các triệu chứng của mình.
Tiến sĩ Stuart Katz, bác sĩ tim mạch tại NYU Langone (Mỹ), phụ trách nghiên cứu về tác động lâu dài của Covid-19 – do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) tài trợ, cho biết hầu hết những người bị Covid-19 kéo dài thường dần khỏe lại theo thời gian mà không cần điều trị, theo Vox (Mỹ).
Hiện chưa có phương pháp chữa trị Covid-19 kéo dài, nhưng có những cách bạn có thể tự chăm sóc các triệu chứng của mình.
Nhận biết các triệu chứng Covid-19 kéo dài
Bạn nên biết rằng các triệu chứng có thể khác nhau và có thể xuất hiện ngay sau khi nhiễm bệnh Covid-19 hoặc một vài tháng sau đó, theo Vox.
Covid-19 kéo dài không giống nhau ở tất cả mọi người. Theo Tổ chức Y tế thế giới, Covid-19 kéo dài thực sự phức tạp và đa dạng.
Bạn nên biết rằng các triệu chứng có thể khác nhau và có thể xuất hiện ngay sau khi nhiễm bệnh Covid-19 SHUTTERSTOCK |
Các triệu chứng thường kéo dài đến 3 tháng kể từ khi bắt đầu nhiễm Covid-19. Các triệu chứng phổ biến bao gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức…, phổ biến nhất là các triệu chứng liên quan đến nhiễm Covid-19 ban đầu, như mất vị giác và khứu giác, các triệu chứng về đường hô hấp, đau ngực, sốt và đau đầu.
Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm rối loạn chức năng nhận thức, đau dây thần kinh, đau cơ, rối loạn giấc ngủ, các vấn đề về vận động và các triệu chứng tâm lý như lo lắng và trầm cảm.
Hoặc tình trạng khó chịu sau khi gắng sức, có nghĩa là hoàn toàn kiệt sức sau khi làm những công việc thường ngày…
Cần phải làm gì?
Nên kiểm tra càng sớm càng tốt, theo Vox.
Mặc dù không có xét nghiệm chẩn đoán cho Covid-19 kéo dài, nhưng điều quan trọng vẫn là tìm kiếm sự chăm sóc nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trên.
Ngoài ra, có thể đó là tái nhiễm! Vì vậy nếu bạn đột nhiên gặp các triệu chứng giống như Covid-19 mới phát sinh, sau khi đã khỏi bệnh, bước đầu tiên là xét nghiệm để xem mình có nhiễm biến thể mới của Covid-19 hay không.
Nếu xét nghiệm âm tính, bạn cần phải đánh giá các triệu chứng của mình để có thể loại trừ bất kỳ bệnh lý nghiêm trọng nào khác.
Một mẹo đặc biệt hữu ích: Viết nhật ký về các triệu chứng trong ít nhất một tuần về toàn bộ các triệu chứng, tần suất và mức độ nghiêm trọng… để báo cho bác sĩ biết.
Bước đầu tiên là xét nghiệm để xem bạn có tái nhiễm với biến thể mới của Covid-19 hay không SHUTTERSTOCK |
Quản lý Covid-19 kéo dài phụ thuộc vào việc xác định và điều trị các nhóm triệu chứng. Tiến sĩ Lucinda Bateman, bác sĩ sáng lập kiêm giám đốc Trung tâm Y tế Bateman Horne (Mỹ), khuyên nên chú ý đến tình trạng biểu hiện bệnh, như chứng viêm, đau đầu, các triệu chứng tiêu hóa, phản ứng dị ứng, rối loạn giấc ngủ … Từ đó, khám và điều trị dựa trên các nhóm triệu chứng này. Nghĩa là khám phổi nếu gặp vấn đề về phổi, khám tiêu hóa nếu gặp các vấn đề tiêu hóa hoặc gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần để biết các tác động tâm lý.
Ngoài ra, bạn nên xem xét các nhóm hỗ trợ trực tuyến và các nghiên cứu; Kết nối với những người biết những gì bạn đang trải qua có thể rất hữu ích.
Lời khuyên của tiến sĩ Bateman dành cho bệnh nhân Covid-19 kéo dài là: “Điều đầu tiên là phải hết sức kiên nhẫn và cho cơ thể bạn tự chữa lành. Chậm lại. Đừng rơi vào vòng lẩn quẩn cố gắng rồi đuối sức. Chỉ cố gắng thực hiện đúng số lượng hoạt động mỗi ngày để không làm các triệu chứng thêm nặng và giúp bạn hồi phục dần.
Tiến sĩ Bateman lưu ý hãy chăm sóc bản thân tốt nhất có thể. Ngủ đủ giấc là một phần quan trọng.
Rối loạn giấc ngủ cũng rất phổ biến. Trước khi uống thuốc ngủ, nên điều trị nguyên nhân cụ thể, ví dụ đau mạn tính, suy nghĩ lo lắng hoặc dị ứng phát ban hoặc ngứa. Nếu các triệu chứng đã được kiểm soát gần hết nhưng vẫn không ngủ được, cuối cùng, hãy cân nhắc đến gặp chuyên gia về giấc ngủ.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần hết sức có thể, để ổn định về cảm xúc và khả năng phục hồi, theo Vox.
THIÊN LAN
TNO