Số hoá ngân hàng, khách hàng được lợi gì?

Số hoá ngân hàng, khách hàng được lợi gì?

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, có đến 95% ngân hàng Việt Nam đã và đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số, trong đó 39% ngân hàng đã phê duyệt chiến lược hoặc tích hợp trong định hướng phát triển kinh doanh và công nghệ thông tin.

 

Số hóa ngân hàng, khách hàng được lợi gì? - Ảnh 1.

HDBANK đã định hướng chuyển đổi số ngay từ khi khởi động giai đoạn phát triển 2017 – 2021 – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong mùa dịch, xu hướng số hóa càng được đẩy mạnh, mang lại lợi ích cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.

Dịch vụ số hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch

Ngân hàng Phát triển TP.HCM (HDBank) cho biết đang triển khai hàng loạt dịch vụ số nhằm hỗ trợ khách hàng có thể giao dịch thông suốt trong mùa dịch mà không phải đến ngân hàng.

Với App HDBank, ngân hàng đã tích hợp mọi tính năng cần thiết của ngân hàng số, do vậy doanh nghiệp và cá nhân có thể chuyển tiền, thanh toán giao dịch mọi lúc mọi nơi, gởi tiết kiệm online với lãi suất cao hơn 0,1%/năm so với giao dịch tại quầy, thậm chí vay vốn ngay trên ứng dụng…

Ngoài đăng nhập app bằng mật khẩu thông thường, người dùng còn có thể vào ứng dụng bằng sinh trắc học vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt. HDBank OTP cũng có tính năng bảo mật 2FA (xác thực 2 yếu tố) nâng cao, do vậy sẽ giúp khách hàng an tâm khi giao dịch.

Ngoài ra, nhằm khuyến khích khách hàng giao dịch online, đặc biệt trong thời điểm giãn cách xã hội, HDBank đã triển khai miễn phí chuyển tiền không giới hạn cùng gói HDBank Sky One. Theo đó, ngân hàng miễn 100% phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống không giới hạn, chuyển tiền nhanh tài khoản và số thẻ miễn phí.

Khách hàng doanh nghiệp cũng được ngân hàng miễn nhiều loại phí giao dịch trực tuyến qua chương trình HDBank BeMax như: phí quản lý tài khoản thanh toán, phí thường niên eBanking, phí xác thực giao dịch qua SMS và phí chuyển khoản nội địa qua eBanking.

Ngân hàng còn tiên phong triển khai dịch vụ chuyển chứng từ trực tuyến HDBank i.Doc để thay thế cho phương thức chuyển giao chứng từ trực tiếp hay qua fax/email truyền thống.

Các doanh nghiệp còn có thể mở tài khoản thanh toán doanh nghiệp online mà không cần phải đến quầy giao dịch để làm thủ tục cũng như không cần bổ sung hồ sơ giấy tờ sau đó, hay mở thư tín dụng qua kênh eLC, lập ủy nhiệm chi và lấy báo cáo giao dịch tài khoản ngay trên phần mềm kế toán MISA…

“Thay đổi là sống còn, số hóa là bắt buộc”

Số hóa ngân hàng, khách hàng được lợi gì? - Ảnh 2.

HDBank đang triển khai hàng loạt dịch vụ số nhằm hỗ trợ khách hàng có thể giao dịch thông suốt trong mùa dịch – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Phạm Quốc Thanh, Tổng Giám đốc HDBank, cho biết ngân hàng đã định hướng chuyển đổi số ngay từ khi khởi động giai đoạn phát triển 2017 – 2021. Theo đó, HDBank đã ra mắt Happy Digital Bank vào đầu năm 2020, là một trong những ngân hàng số tích hợp đa dạng mọi sản phẩm, dịch vụ số và mang đến những lợi ích thiết thực.

HDBank đã số hóa hành trình khách hàng tại quầy mang đến trải nghiệm mới mẻ và thuận tiện như: mở tài khoản thanh toán, mở sổ tiết kiệm, cho vay trực tuyến thế chấp bằng tải khoản tiền gửi,…

Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã nâng cao trải nghiệm của khách hàng với hoạt động cải tiến và số hoá hành trình trực tuyến cùng ứng dụng eKYC, Neo banking,…

Song song đó là việc ứng dụng Big Data vào phân tích dữ liệu chuyên sâu để phục vụ kinh doanh, xây dựng hệ thống quản trị dữ liệu bài bản và tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng dựa trên nền tảng dữ liệu.

Cùng với đó, HDBank cũng đã số hoá quy trình vận hành: Ứng dụng robot vào tự động chấm công, hỗ trợ xử lý khiếu nại, duyệt lệnh tự động,…

“Với chúng tôi, thay đổi là sống còn, số hóa là bắt buộc. Số hóa chính là giải pháp trọng tâm để HDBank đạt các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2020 – 2030”, ông Phạm Quốc Thanh khẳng định.

Cũng theo ông Phạm Quốc Thanh, hiện ngân hàng đã triển khai số hoá truyền thông nội bộ với nền tảng Workplace nhằm kết nối tổ chức, xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong tình trạng giãn cách xã hội thông qua các hoạt động như: livestream đào tạo, talkshow, họp trực tuyến…

Đây là sự đổi mới về phương thức tiếp cận và xử lý thông tin, từ đó giúp thay đổi công tác quản trị điều hành.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng áp dụng nhiều phương thức làm việc mới với sự hỗ trợ của các công cụ quản lý giúp tăng khả năng ứng biến trong các tình huống làm việc kết hợp nhiều bộ phận, làm việc từ xa (mô hình agile, hệ thống Jira, Confluence….)

“Có thể nói, số hóa đang giúp ngành ngân hàng mang đến lợi ích nhiều hơn cho nền kinh tế. Trên hết, giúp ngân hàng đảm bảo sự lưu thông tiền tệ thông suốt trong mọi bối cảnh, bao gồm cả ở những thời điểm giãn cách cao điểm do dịch Covid-19.

Mặt khác, số hóa cũng giúp ngân hàng tiếp tục chuyển động cùng nhịp chuyển đổi số của nền kinh tế và giữ được tăng trưởng kinh doanh tích cực ngay trong đại dịch.

Về phía khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, nhờ số hoá mà đã có thể giao dịch thông suốt dù đang trong cao điểm giãn cách xã hội”, ông Phạm Quốc Thanh cho biết.

Theo nhận định của các chuyên gia, với tỉ lệ sử dụng điện thoại di động thông minh và ngày càng nhiều người dân được kết nối Internet cùng sự hiện diện của một số tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới tại Việt Nam, con đường số hóa của Việt Nam đã và đang rất tích cực.

Ngành ngân hàng theo đó càng có điều kiện, đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế sớm bước vào giai đoạn tái tạo số, góp sức tăng hiệu suất ở thời kỳ mới.

MINH THÀNH
TTO