Hỏi nhanh về Covid-19: Chăm sóc F0 thế nào để nhanh khoẻ?

Hỏi nhanh về Covid-19: Chăm sóc F0 thế nào để nhanh khoẻ?

Gia đình tôi có 4 người, tất cả là F0 có triệu chứng nhẹ. Xin hỏi bác sĩ cách chăm sóc, ăn uống thế nào để an toàn, nhanh khoẻ! (P.Thuỳ, ngụ TP.HCM).
Trái cây, rau củ rất tốt cho sức khỏe /// Shutterstock
Trái cây, rau củ rất tốt cho sức khỏe  SHUTTERSTOCK
– Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trả lời:
Hiện nay, người nhiễm Covid-19 nhẹ được yêu cầu tự cách ly tại nhà. Trong tình hình giãn cách xã hội, các cơ sở kinh doanh thực phẩm hạn chế hoạt động…, đã ảnh hưởng đến thói quen sử dụng thực phẩm của nhiều người.
Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng tốt là rất quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt khi hệ miễn dịch cần đủ nguyên liệu và năng lượng để chống trả vi rút. Việc tiếp cận thực phẩm tươi sống bị hạn chế có thể làm giảm đi cơ hội có chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, đồng thời làm tăng khả năng phải sử dụng thực phẩm chế biến sẵn thường giàu béo, đường và muối. Tuy vậy, dù không có nhiều loại nguyên liệu, thực phẩm, chúng ta vẫn có cách để có được chế độ ăn tốt cho sức khỏe.
Các điểm cần lưu ý để có bữa ăn lành mạnh cho người nhiễm Covid-19 nhẹ đang các ly tại nhà như sau:
1. Lập kế hoạch về nguồn thực phẩm, kiểm tra thực phẩm đang có ở nhà mình, chỉ mua những gì bạn cần. Việc mua tích trữ có thể dẫn đến thực phẩm bị hư hỏng những ngày sau đó bên cạnh các tác động về mặt xã hội như tạo hiện tượng khan hiếm, đẩy giá thực phẩm cao…
2. Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống và thực phẩm có thời gian bảo quản ngắn trước. Nếu tìm mua được thực phẩm tươi sống, nhất là rau quả, trái cây…, hãy tiếp tục sử dụng nguồn thực phẩm này. Để tránh bỏ phí thực phẩm, bạn cân nhắc việc giữ đông phần còn lại để dùng cho bữa sau.
3. Tiếp tục chế độ ăn như thông thường trước đây, lưu ý đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng cách lựa chọn đa dạng loại thực phẩm. Nếu có tình trạng ăn giảm ở các bữa chính, sụt cân, cần bổ sung 1 đến 2 bữa phụ trong ngày.
4. Áp dụng các hướng dẫn an toàn thực phẩm. Chỉ có thực phẩm an toàn mới tốt cho sức khỏe. Cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh thực phẩm tốt để tránh ô nhiễm thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra. Các điểm cần lưu ý gồm:
– Giữ bàn tay, bếp và dụng cụ làm bếp sạch sẽ
– Phân cách thực phẩm sống và chín
– Nấu chín kỹ
– Giữ thức ăn ở nhiệt độ an toàn, dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C
– Sử dụng nước sạch, nguyên liệu sạch
5. Giới hạn lượng muối. Khi nguồn thực phẩm tươi sống có giới hạn, bạn có thể cần đến thực phẩm đóng hộp, hoặc chế biến sẵn. Nhiều thực phẩm nhóm này có lượng muối cao. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo lượng muối tiêu thụ mỗi ngày dưới 5 g. Trong trường hợp ăn các thực phẩm đóng hộp, bạn lưu ý tránh ăn thêm muối, và rửa qua thực phẩm nếu có thể.
6. Hạn chế đường. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo lượng đường ăn vào trong ngày ở người lớn nên dưới 5% tổng năng lượng (tương đương 5 muỗng cà phê). Nếu bạn thích đồ ngọt, hãy ưu tiên chọn trái cây tươi. Hạn chế sử dụng đường trong pha chế thức uống. Đối với thực phẩm giảm béo, bạn lưu ý lượng đường trong đó vì chúng hay được bổ sung đường.
7. Giới hạn lượng chất béo (dầu, mỡ). Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo lượng chất béo nên dưới 30% tổng năng lượng, trong đó chất béo bão hòa.
M.PHÚC
TNO