Dùng thuốc trị trào ngược a xít dạ dày nhiều có thể tăng nguy cơ tiểu đường

Dùng thuốc trị trào ngược a xít dạ dày nhiều có thể tăng nguy cơ tiểu đường

Dùng thuốc chống trào ngược a xít dạ dày trong thời gian ngắn được xem là an toàn với sức khoẻ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây phát hiện dùng thuốc trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường 2.
Dùng các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) để điều trị trào ngược a xít dạ dày trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Dùng các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) để điều trị trào ngược a xít dạ dày trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2   ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các loại thuốc dùng để trị trào ngược a xít dạ dày được gọi chung là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Thuốc hoạt động bằng cách ức chế khả năng tiết dịch a xít của một số tế bào trong dạ dày, theo Fox News.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sử dụng thuốc PPI trong thời gian ngắn được xem là an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng thời gian dài, thuốc có gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có viêm ruột và xương dễ gãy do hấp thu canxi kém.
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho rằng thuốc ức chế bơm proton có thể tác động xấu đến vi khuẩn đường ruột, từ đó làm tăng đến 24% nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Sử dụng càng lâu thì nguy cơ này sẽ càng cao.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trung Quốc thực hiện. Trong nghiên cứu, họ đã phân tích dữ liệu sức khỏe của gần 205.0000 người.
“Những bệnh nhân sử dụng PPI trong thời gian dài cần phải kiểm tra đường huyết và tiểu đường loại 2”, các tác giả nghiên cứu cho biết.
Do đó, nhóm nghiên cứu khuyến cáo các bác sĩ nên cân nhắc trong điều trị để có thể cân bằng giữa lợi ích của thuốc chống trào ngược a xít dạ dày với nguy cơ sức khỏe mà thuốc mang lại, theo Fox News.
NGỌC QUÝ
TNO