25/12/2024

Dịch corona – hồi chuông cảnh tỉnh loài người trước mối đe doạ sinh học

Khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang, thiết bị y tế… trở nên khan hiếm trên toàn thế giới, còn vaccine chưa biết khi nào có, chúng ta mới giật mình rằng thế giới gần như chưa có sự chuẩn bị nào trước những mối đe doạ sinh học.

 

Dịch corona – hồi chuông cảnh tỉnh loài người trước mối đe doạ sinh học

Khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang, thiết bị y tế… trở nên khan hiếm trên toàn thế giới, còn vaccine chưa biết khi nào có, chúng ta mới giật mình rằng thế giới gần như chưa có sự chuẩn bị nào trước những mối đe doạ sinh học.

 

Dịch corona - hồi chuông cảnh tỉnh loài người trước mối đe dọa sinh học - Ảnh 1.

Dịch bệnh do virus corona đã lan ra nhiều nước trên thế giới – Ảnh: PAUL YEUNG/BLOOMBERG/GETTY

Nhìn lại trong 50 năm qua, các đợt bùng phát đại dịch toàn cầu đi theo một lộ trình giống nhau: một loại virus sống ở động vật lây sang con người. Tâm dịch thường ở một thành phố lớn, nơi đông dân cư và là thị trường cung cấp thực phẩm từ động vật sống. 

Sau đó, một người truyền cho 2-3 người, tốc độ và quy mô nhanh chóng tăng lên theo cấp số nhân.

Nếu các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc giống như vài bệnh phổ biến khác, sẽ không ai chú ý trong nhiều ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi nó bùng phát. Sau đó, đột nhiên một ổ dịch được chính phủ phát hiện, lời cảnh báo được vang lên, công chúng chú ý và cả thế giới “sống trong sợ hãi” về một cuộc khủng hoảng toàn cầu. 

Từ một đại dịch, nó có thể lan sang và giáng cú mạnh mẽ vào nền y tế, kinh tế, văn hóa, thậm chí là cả vấn đề chính trị thế giới.

Cuộc khủng hoảng hiện nay là do 2019-nCoV, một loại mầm bệnh giống như cảm lạnh thông thường, có nghĩa là đây là “phiên bản mới của kẻ thù cũ” gây nên. Sau 1 tháng kể từ khi những ca bệnh đầu tiên được Trung Quốc báo cáo, 2019-nCoV đang gây ra sự gián đoạn trong du lịch, thương mại, hoạt động kinh tế và sản xuất trên toàn cầu. 

Trước tình thế này, loài người chợt giật mình nhìn lại về chính sự “tự mãn” của mình trước những mối đe dọa sinh học. Có lẽ, sự tự mãn ấy bắt nguồn từ những thành công chống dịch bệnh trong quá khứ: dịch SARS năm 2002-2003, H1N1 năm 2009, MERS năm 2012 và Ebola năm 2014. 

Mỗi đại dịch xảy ra lại thu hút sự chú ý của công chúng và các chính trị gia. Và mỗi lần khi nỗi sợ hãi lắng xuống, sự tự mãn này lại xuất hiện. 

Niềm tin rằng “loài người là bá chủ địa cầu”, “tiến bộ khoa học công nghệ sẽ giúp chiến thắng mọi thứ” càng tăng lên thì chúng ta sẽ càng thờ ơ, không có sự chuẩn bị. 

Khi đại dịch mới đến chúng ta phải phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thử thách mới: khẩu trang “cháy hàng” trên toàn cầu, thiết bị bảo hộ, cơ sở y tế thiếu thốn; hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất phải tạm ngừng; hàng triệu lao động tạm thời không có thu nhập.

Rõ ràng sự bùng phát này là một hồi chuông cảnh tỉnh. Nó nhắc nhở rằng loài người rất dễ trở thành nạn nhân của mối đe dọa bệnh truyền nhiễm bất ngờ. 

Những mối đe dọa này có thể từ một mầm bệnh mới hoàn toàn, hoặc có thể là phiên bản mới của mầm bệnh cũ, như coronavirus hiện nay. Chúng có thể xuất hiện ở những địa điểm mới vì biến đổi khí hậu, thay đổi tập quán nông nghiệp, di cư hoặc đô thị hóa.

Loài người làm chủ địa cầu nhưng lại hoàn toàn bị động trước đại dịch mới. Thật không may rằng mỗi năm lại có ​​sự xuất hiện của một số bệnh trên động vật mới, bất kỳ bệnh nào trong số đó có thể trở thành đại dịch tiếp theo.

MINH HẢI (Theo News Week)

TTO