Máu nhân tạo có thể truyền được cho tất cả các nhóm

Mới đây, các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Quốc phòng ở Tokorozawa, Nhật Bản đã công bố một phát minh lớn có thể cứu sống được rất nhiều người – đó là tạo ra loại máu tương thích với tất cả các nhóm máu.

 

Máu nhân tạo có thể truyền được cho tất cả các nhóm

 

Mới đây, các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Quốc phòng ở Tokorozawa, Nhật Bản đã công bố một phát minh lớn có thể cứu sống được rất nhiều người – đó là tạo ra loại máu tương thích với tất cả các nhóm máu.

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Y khoa Quốc phòng ở thành phố Tokorozawa, Nhật Bản đã tạo ra máu nhân tạo dựa trên chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu mà máu của con người được chia làm nhiều nhóm khác nhau.

Tính đến nay, khoa học ghi nhận có khoảng 40 nhóm máu, trong đó phổ biến và quan trọng nhất là nhóm AB và yếu tố Rhesus (Rh). Trong từng nhóm, có các kháng thể khác nhau nên không phải nhóm máu nào cũng có thể cho và nhận từ nhóm khác. Đây là điều khó khăn trong việc cứu chữa các bệnh nhân bị thương mất máu nhiều hoặc mắc các bệnh về máu nhưng không có đủ lượng máu hiến tặng. Các nhà khoa học Nhật đã thành công trong việc thử nghiệm trên thỏ máu nhân tạo và chuẩn bị đưa vào thí nghiệm trên người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 117,4 tỷ đơn vị máu do tình nguyện viên hiến tặng được thu thập trên toàn cầu mỗi năm và con số khổng lồ này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh về máu, mất máu do vết thương lớn.

mau-nhan-tao-co-the-truyen-duoc-cho-tat-ca-cac-nhom-1

Máu nhân tạo có thể truyền cho tất cả các nhóm máu.

Các nhà khoa học Nhật đã phát triển một chất thay thế máu nhân tạo có thể bắt chước và thực hiện các chức năng của máu sinh học, chủ yếu là lưu trữ và vận chuyển oxy, nếu cơ thể bị mất máu nghiêm trọng trong khi phẫu thuật hoặc sau chấn thương. Thông thường, huyết sắc tố là protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể và đưa carbon dioxide trở lại phổi. Để thay thế cho loại protein quan trọng này, nhóm nghiên cứu đã phát triển các túi chứa hemoglobin với đường kính chỉ 250nanomet có thể đóng vai trò là chất mang oxy. Cùng với các hạt nano cầm máu dựa trên liposome, chất này được trộn với huyết tương, chất lỏng màu vàng của máu.

Các nhà nghiên cứu đã truyền máu thay thế vào 10 con thỏ bị xuất huyết do chấn thương gan. Đáng chú ý, 6 con thỏ trong số này sống sót, tỷ lệ thành công tương đương với truyền máu sinh học và đặc biệt không con thỏ nào có vấn đề về sức khoẻ trong quá trình truyền máu nhân tạo. Đến nay, mặc dù chưa có nghiên cứu sâu hơn về bất cứ vấn đề sức khoẻ nào do việc truyền máu nhân tạo gây ra nhưng các nhà khoa học tin tưởng rằng loại máu nhân tạo mới là một bước ngoặt quan trọng trong việc khắc phục tình trạng thiếu máu hiến hiện nay. Cũng theo WHO, 42% số máu hiến được thực hiện bởi các tình nguyện viên từ các quốc gia có thu nhập cao – nơi có ít hơn 16% dân số thế giới đang sinh sống. Điều này đồng nghĩa với việc ở những vùng sâu, xa, thật khó để dự trữ một lượng máu đủ để truyền cho những bệnh nhân đang chờ đợi máu hiến ở đây.

Điều đặc biệt nữa ở nhóm máu nhân tạo này là không cần phải làm các thủ tục xét nghiệm trước khi truyền cho bệnh nhân. Bởi thông thường, bệnh nhân phải đến bệnh viện/cơ sở y tế để bác sĩ xác định nhóm máu trước khi truyền. Một số xe cứu thương cũng mang theo nhóm máu O – là nhóm máu có thể truyền cho các nhóm máu khác trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, nhóm máu O là nhóm máu hiếm nên luôn luôn trong tình trạng khan hiếm. Đồng thời, máu hiến tặng chỉ được lưu trữ theo thời gian nhất định, ở mức nhiệt cụ thể: Ví dụ ở nhiệt độ 20-24 độ C tiểu cầu giữ được 4 ngày, hồng cầu giữ được khoảng 30-36 ngày ở nhiệt độ 204 độ C và huyết tương có thể trữ được 20 tháng ở nhiệt độ -25 độ C. Hiện nay, tình trạng thiếu máu diễn ra không chỉ ở nơi vùng sâu, vùng xa mà còn ở các bệnh viện lớn. Do đó, máu nhân tạo có tiểu cầu và hồng cầu do các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra được xem là bước ngoặt lớn trong việc giải quyết tình trạng thiếu máu hiến ngày càng nghiêm trọng hiện nay.

Quốc Cường

((Theo Iflscience, 10/2019))