11/01/2025

‘Sau này lớn, con uống rượu về sẽ đánh bố’

Gần đây xuất hiện nhiều clip cha mẹ bạo hành gây xôn xao dư luận, thậm chí có sự chứng kiến của con trẻ. Vậy thì làm sao để dạy con, để tránh tâm lý cho đứa trẻ, để định hướng giáo dục cho con những ngày sau?

 

‘Sau này lớn, con uống rượu về sẽ đánh bố’

Gần đây xuất hiện nhiều clip cha mẹ bạo hành gây xôn xao dư luận, thậm chí có sự chứng kiến của con trẻ. Vậy thì làm sao để dạy con, để tránh tâm lý cho đứa trẻ, để định hướng giáo dục cho con những ngày sau?
 
 
 
 

Sau này lớn, con uống rượu về sẽ đánh bố - Ảnh 1.

Dù xung đột, vẫn có những cặp vợ chồng vui vẻ trước mặt con, để giáo dục dạy dỗ con cái – Ảnh minh hoạ: QUANG ĐỊNH

 

Gia đình không tránh khỏi những lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách giấu những xung đột trước mặt con.

“Bố đánh mẹ, con đánh bố”

Chị N.T.Xuân (Q.7, TP.HCM) kể rằng 2 năm trước từng chứng kiến cảnh vợ chồng hàng xóm đánh nhau thường xuyên, với đủ lí do lớn nhỏ. “Cứ chiều chiều, anh chồng làm ở hãng sửa xe máy đi về, bỗng rầm rầm bên kia tường là biết ngay sắp…”chiến tranh”.

Anh chồng nắm tóc sỉ vả cô vợ. Đứa con khóc thét, rồi sau đó lấy chiếc dép ngoài hiên ném vào người cha. Tôi giật thót mình. Tôi giữ cháu lại và dặn không được làm thế. Thằng bé học mẫu giáo nói: Bố đánh mẹ, thì con… đánh bố. Tôi chỉ biết im lặng”.

Tương tự, chuyện vợ chồng đánh đập nhau diễn ra như cơm bữa trong nhà anh N.Duy (Quảng Ngãi). Bà Nguyễn Thị Năm, hàng xóm, kể: “Vợ chồng đánh nhau, mấy đứa con đứng xem, đứa lớn thì khóc, đứa nhỏ nhìn tròn mắt nhìn chứ không biết gì. Cơm canh đá đổ tứ tung. Có khi đứa lớn thấy mẹ bị đánh quá thì chạy đi gọi ông bà giúp. Có lúc tôi thấy nó đem quần áo, giày dép của ba nó giấu đi để…”trả thù” thay cho mẹ. Thằng lớn còn nói sau này lớn, uống rượu về sẽ đánh bố”.

Giáo dục người lớn làm cha mẹ

Nhiều chuyên gia cho rằng cần nhìn nhận lại câu chuyện giáo dục này, về cả phía cha mẹ, bởi điều này ảnh hưởng rất lớn đến trẻ hiện tại và mai sau.

Bà Tô Thuỵ Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, cho rằng trước câu chuyện bạo lực của phụ huynh đầy phản cảm mà con chứng kiến, trước tiên cần phải giáo dục lại phụ huynh để họ thành cha mẹ đúng nghĩa.

 

“Không có kênh nào để đổ hết những đứa trẻ có bố mẹ bạo hành thường xuyên, cho nhà trường giáo dục. Cha mẹ bạo lực, khiến bọn trẻ lớn lên có ứng xử, bạo lực tương tư. Đó là lí do khi chỉ mới quẹt xe, đã nhào vô hạ cẳng tay, thượng cẳng chân ngay tức khắc, không kiềm chế không kiểm soát được hành vi.

Ứng xử của não bộ chia làm 3 loại: não thú, não người, não bò sát. Khi ta không kiểm soát thì não tiết ra hoạt chất làm tê liệt não người, đánh nhau, là não thú. Vì thế, ta cần kiểm soát hành vi, là giáo dục tự thân.

Hầu như 100 vụ thì 99 vụ là đàn ông, chồng; đánh đàn bà, đánh vợ.

Vậy thì không thể nói người chồng, người cha là không kiểm soát, vì không kiểm soát là anh ta đánh hết nhiều người, nhiều đối tượng. Tôi nhấn mạnh cần giáo dục tự thân, cha mẹ tự giáo dục lại chính mình để dạy con, mở rộng hơn nữa là giáo dục cả xã hội. Và đương nhiên sẽ có thêm hỗ trợ của luật pháp để kết hợp giáo dục hiệu quả”.

Bà Quyên cũng phân tích, gia đình có con chứng kiến bạo hành thì thường những đứa trẻ lớn lên chán học, bi quan; có đứa căm thù bố, có em chai lì chấp nhận, dẫn đến hệ luỵ không nhỏ.

“Các em sẽ chấp nhận, chai lì cảm xúc bạo hành vì có ác cảm trong cuộc sống. Lớn lên các em sẽ không hạnh phúc, nếu đó là con gái. Con trai có thể biến thành người đàn ông bạo hành. Tất cả đều đó sẽ bóp méo tâm hồn, hạn chế sự thông minh, sự phát triển của trẻ”, bà Quyên nói.

Cũng đồng quan điểm, một chuyên gia xã hội học tại TP.HCM cũng đồng tình rằng hệ lụy từ việc cha mẹ bạo hành mà con chứng kiến từ “A đến Z” tai hại vô cùng.

“Đứa trẻ như vậy lớn lên khó mà khác cha mẹ, nếu như chưa muốn nói sẽ có cuộc sống nguyên xi. Vì sao? Vì các em quen rồi. Cha mẹ là tấm gương như thế, làm sao hi vọng các con lớn lên sẽ khác? Một đứa trẻ ngỗ ngược lớn lên, quậy phá, coi thường tất cả, khó hòa nhập đời sống xã hội, là “sản phẩm” lỗi của xã hội”.

 

THẢO THƯƠNG