13/01/2025

Úc kêu gọi có biện pháp với cáo buộc lạm dụng lao động trẻ em ở Campuchia

Theo một báo cáo mới đây của tổ chức nhân quyền trụ sở Úc, chính sách viện trợ của Úc cho Campuchia nên được tái xem xét do tình hình lạm dụng trẻ em và gánh nặng nợ nần gia tăng.

 

Úc kêu gọi có biện pháp với cáo buộc lạm dụng lao động trẻ em ở Campuchia

Theo một báo cáo mới đây của tổ chức nhân quyền trụ sở Úc, chính sách viện trợ của Úc cho Campuchia nên được tái xem xét do tình hình lạm dụng trẻ em và gánh nặng nợ nần gia tăng.


 

 

Úc kêu gọi có biện pháp với cáo buộc lạm dụng lao động trẻ em ở Campuchia - Ảnh 1.

Bài viết của ABC News về hậu quả của việc vay tiền từ các tổ chức tài chính vi mô – Ảnh chụp màn hình

 

Báo cáo có tên Collateral Damage (tạm dịch: thiệt hại do thế chấp) do Đài ABC (Úc) dẫn ra hôm 11-8 diễn tả một nghịch cảnh tại các vùng nông thôn Campuchia

Người dân đã vay tiền từ các tổ chức tài chính vi mô (cho vay tiêu dùng, tín chấp…), sau đó không thể trả, dẫn tới bị siết đất và mất sinh kế. Đây lại là một câu chuyện có liên quan tới các khoản viện trợ từ chính nước Úc.

Bài viết của ABC khởi đầu bằng hình ảnh cô bé Srey Pheak bị đứt lìa cánh tay khi làm việc tại một nhà máy gạch ở Campuchia hồi tháng 3 năm nay.

Pheak phải làm việc dù mới lên 10 tuổi. Gia đình cô bé này được biết đang chìm trong nợ nần sau khi không thể trả các khoản vay tiêu dùng. 

Mẹ của Pheak, bà Khim Channa, cho hay đã vay gần 1.500 USD từ công ty hỗ trợ tài chính Thaneaka Phum Cambodia (TPC) và dùng đất của mình để thế chấp.

Theo lời bà Channa, sau khi bà không trả được nợ, phía công ty cho vay đến nhà bà và nói rằng sẽ bán cả đất và ngôi nhà ấy.

Trong một thập kỷ qua, các tổ chức tài chính vi mô (MFIs), hay hiểu đơn giản là những công ty cung cấp dịch vụ cho vay, hỗ trợ tài chính tiêu dùng, đã nở rộ tại Campuchia.

MFIs có “sứ mệnh” ban đầu là giúp đỡ các hộ nghèo, nhưng báo cáo Collateral Damage mới đây của các tổ chức nhân quyền và đất đai nêu trên cho thấy các MFIs này là “đồng phạm” với gánh nặng nợ nần và mất đất của người dân. Và trong đó có nhiều MFIs tại Campuchia liên hệ với những khoản viện trợ của Úc.

Báo cáo này cho rằng khi MFIs ở Campuchia quá chú trọng lợi nhuận, đã có những hoạt động cho vay thiếu đạo đức, cưỡng ép người dân bán đất, trốn nợ và dĩ nhiên cả lạm dụng lao động trẻ em.

 

Theo báo cáo này, các MFIs ở Campuchia đã thu “hàng trăm triệu USD lợi nhuận từ những gia đình nghèo khó nhất Campuchia”. Trong khi đó, gần 2,4 triệu người Campuchia đang gánh tổng số nợ ít nhất 11,8 tỉ USD – tức chiếm một phần ba tổng GDP cả nước.

Các tác giả báo cáo đặt câu hỏi về vai trò của các ngân hàng quốc tế và những cơ quan đại diện liên quan, bao gồm Úc trong việc gây quỹ cho lĩnh vực hỗ trợ tài chính vi mô này.

Ví dụ tại Úc, tổ chức phi lợi nhuận Good Return đã móc nối với 5 công ty MFIs của Campuchia và Hiệp hội Tài chính vi mô Campuchia (CMA) để đào tạo các hoạt động cho vay này.

Good Return được Hội đồng Phát triển quốc tế Úc (ACFID) cấp phép hẳn hoi, đã nhận 1,73 triệu USD viện trợ thông qua Bộ Ngoại giao và thương mại Úc (DFAT) trong giai đoạn 2018 – 2019, dành cho tài chính vi mô và một số dự án tài chính khác ở Campuchia, Nepal, Indonesia và khu vực Thái Bình Dương.

Good Return từng tạo điều kiện vay tiền thông qua TPC – một trong số các công ty bà Khim Channa vay tiền. Năm 2014, TPC đổi tên thành LOLC.

Tổ chức phi chính phủ Licadho, một trong những bên tham gia vào báo cáo trên, cho rằng những kết quả tìm được vừa qua là một hồi chuông báo động.

Phó giám đốc Licadho, bà Naly Pilorge, kêu gọi: “Tất cả các cơ quan, gồm của Úc, nên xem xét lại việc hỗ trợ cho ngành công nghiệp tài chính vi mô tại Campuchia”.

Trên thực tế, nghiên cứu của các tổ chức nhân quyền Úc cũng nói rõ chỉ điểm qua 28 trường hợp lạm dụng nhân quyền của MFIs và trên lý thuyết nó không đại diện cho toàn bộ các tổ chức hỗ trợ tài chính vi mô ở Campuchia.

Trong động thái liên quan, CMA của Campuchia chỉ trích báo cáo Collateral Damage nêu trên vì đã “lột tả bức tranh méo mó và bỏ qua những đóng góp đáng kể trong việc xóa nghèo và hỗ trợ tài chính từ các MFIs”.

 

 

NHẬT ĐĂNG