Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có khó không?
Lãnh đạo cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cho hay nhiều người còn e ngại vì chưa rõ thủ tục tham gia BHXH tự nguyện và quyền lợi liên quan. Tuy nhiên khi được giải đáp đầy đủ, người dân hào hứng tham gia ngay.
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có khó không?
Lãnh đạo cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cho hay nhiều người còn e ngại vì chưa rõ thủ tục tham gia BHXH tự nguyện và quyền lợi liên quan. Tuy nhiên khi được giải đáp đầy đủ, người dân hào hứng tham gia ngay.Người dân đến làm thủ tục tại cơ quan BHXH TP.HCM ĐÌNH VY
Một người dân thắc mắc về quyền lợi khi đóng BHXH tự nguyện tại buổi tọa đàm do BHXH quận 5 phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức ĐÌNH VY |
Ông Lâm Phong, Giám đốc BHXH quận 5, cho biết: “Chồng chị Tú đóng BHXH tự nguyện và có tham gia BHXH bắt buộc. Theo quy định, thời điểm tính để giải quyết lương hưu là bình quân của cả quá trình đóng nói trên nên không bị ảnh hưởng gì về quyền lợi. Hiện phương thức đóng cũng linh động, có thể đóng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Nhưng chị nên lưu ý khi đóng tiền thì ghi chính xác thông tin của người tham gia”.
Người dân đến làm thủ tục tại cơ quan BHXH TP.HCM ĐÌNH VY |
Đại diện cơ quan BHXH cho rằng trường hợp này, bà Thuý có thể lựa chọn đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho đủ số năm (20 năm) tham gia BHXH nếu đủ tiền hoặc đóng từng tháng cho đến khi đủ 20 năm thì sẽ được hưởng lương hưu như bình thường. Khi nghỉ hưu còn được cấp thẻ BHYT và mức thanh toán chỉ 5% thay vì 20% khi tham gia BHYT hộ gia đình.
TP.HCM lập Ban Chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn TP.HCM.
Ban chỉ đạo do ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM làm trưởng ban; ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP.HCM làm Phó trưởng ban thường trực. Ngoài ra, ban chỉ đạo còn có lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể của TP.HCM.
Quyết định nêu rõ nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, thứ nhất là xây dựng quy chế hoạt động theo định hướng phân công nhiệm vụ cụ thể và gắn trách nhiệm phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN với từng thành viên.
Thứ hai, tham mưu, đề xuất với UBND TP.HCM xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Thứ ba, kiểm tra đôn đốc, đánh giá và hướng dẫn về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Thứ tư, định kỳ sơ kết, tổng kết và đề xuất khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân trong quá trình thực hiện.
Thứ năm, tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện theo quy định.
BHXH TP.HCM là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo, định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện với ban.
|
ĐÌNH VY