22/01/2025

Người chết có thể ‘hóa thân’ thành cây cối?

Nhiều người dân tại bang Washington ở Mỹ tỏ ra hào hứng về ý tưởng sẽ “hoá thân” thành cây cối sau khi chết.

 

Người chết có thể ‘hoá thân’ thành cây cối?

Nhiều người dân tại bang Washington ở Mỹ tỏ ra hào hứng về ý tưởng sẽ “hoá thân” thành cây cối sau khi chết.
 

 

Bang Washington ở Mỹ có thể cho phép dùng thi thể người làm phân bón /// Đại học bang Washington

Bang Washington ở Mỹ có thể cho phép dùng thi thể người làm phân bón  ĐẠI HỌC BANG WASHINGTON

 
Theo Đài NBC, nghị sĩ Jamie Pedersen tại Washington (Mỹ) dự kiến trình dự luật cho phép sử dụng cơ thể người chết để làm phân bón hữu cơ tại tiểu bang này vào kỳ họp sắp tới.
 
Tại Mỹ, phần lớn người chết đều được hoả táng (thiêu) hoặc an táng (chôn). Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ quy trình tăng tốc việc phân huỷ thi thể thành phân bón để trao trả lại cho gia đình.
 
Mục tiêu của phương pháp này là chi phí thấp và tốt hơn cho môi trường vì việc chôn xác có thể rò rỉ hóa chất xuống đất trong khi thiêu lại phát thải khí nhà kính.
 
“Người dân trên khắp tiểu bang viết thư cho tôi bày tỏ sự phấn khích về triển vọng bản thân họ có thể trở thành một cái cây hoặc một dạng khác (sau khi chết)”, ông Pederson nói.
 
Theo ông, cách này có thể tốn chi phí khoảng 5.500 USD (127,8 triệu đồng), trong khi phương pháp chôn truyền thống tốn khoảng 7.000 USD.
 
Ý tưởng dùng thi thể người chết làm phân bón do nhà thiết kế Katrina Spade tại Seattle đưa ra vào năm 2013 khi đang nghiên cứu thạc sĩ tại Đại học Massachusetts Amherst.
 
“Chúng ta chỉ có đúng 2 cách ở Mỹ là thiêu và chôn. Câu hỏi là tại sao chúng ta chỉ có 2 lựa chọn, và liệu mọi việc ra sao nếu chúng ta có hàng tá lựa chọn”, bà Spade nói.
 
Theo bà, quy trình cần đảm bảo an toàn bằng cách duy trì nhiệt độ khoảng 550C trong 72 giờ liên tục để diệt các mầm bệnh. Bà Spade thành lập công ty Recompose vào năm 2017 nhằm nghiên cứu và phát triển ý tưởng.
 
Công ty tần đây góp phần tài trợ chương trình nghiên cứu về phương pháp này tại Đại học bang Washington. Chương trình kéo dài 5 tháng đã nghiên cứu trên 6 cơ thể hiến tặng. Kết quả cho thấy quy trình này đảm bảo an toàn.
 
 
KHÁNH AN