23/12/2024

Nhiều lãnh đạo, cơ quan nhà nước ‘chây ì’ thi hành án

Trong vụ án hành chính, người dân thắng kiện cơ quan nhà nước là việc không dễ dàng, nhưng được thi hành án lại càng khó hơn.

 

Nhiều lãnh đạo, cơ quan nhà nước ‘chây ì’ thi hành án

Trong vụ án hành chính, người dân thắng kiện cơ quan nhà nước là việc không dễ dàng, nhưng được thi hành án lại càng khó hơn.

 
 

Nhiều lãnh đạo, cơ quan nhà nước chây ì thi hành án - Ảnh 1.

 

Bản án phúc thẩm có hiệu lực hơn một năm nay, nhưng ông Dương Toàn Sang (29 tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM) vẫn không được bên thua kiện là chủ tịch UBND TP.HCM thực hiện thi hành án. Trường hợp ông Sang không phải là duy nhất…

Thắng kiện chủ tịch UBND TP nhưng…

Năm năm trước, khi ông Dương Toàn Sang đang trên đường mang 2 thỏi vàng của gia đình đi gia công để về chia cho anh em thì bị Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận 5 kiểm tra hành chính. 

Ông Sang bị lập biên bản do có hành vi vận chuyển 2 thỏi vàng 99,99% không có hóa đơn chứng từ. Sau đó, UBND TP.HCM ban hành quyết định xử phạt ông Sang 87 triệu đồng về hành vi kinh doanh mua bán vàng không đúng quy định, đồng thời tịch thu 2 thỏi vàng.

 

Ông Sang khởi kiện chủ tịch UBND TP.HCM ra toà, đề nghị h3 uyquyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, khi xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM bác yêu cầu khởi kiện của ông Sang. Ông Sang tiếp tục kháng cáo. 

Tháng 5-2017, TAND cấp cao tại TP.HCM cho rằng khi bị kiểm tra, ông Sang chỉ vận chuyển 2 thỏi vàng không có hoá đơn chứng từ, hoàn toàn không có hành vi “mua bán vàng không đúng quy định của pháp luật”. Toà phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của ông Sang, sửa án sơ thẩm, tuyên hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND TP.HCM.

Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, chánh án TAND TP.HCM ra quyết định buộc thi hành án đối với chủ tịch UBND TP.HCM. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP.HCM trực tiếp phân công một chấp hành viên theo dõi việc thi hành án. Nhưng đến nay, UBND TP.HCM vẫn không thi hành án mà liên tục chuyển hồ sơ qua nhiều cơ quan để lấy ý kiến.

Tương tự, ông Phạm Duy Hiếu (giám đốc Công ty TNHH vàng bạc đá quý AP) cũng thắng kiện chủ tịch UBND TP.HCM nhưng đến nay vẫn chưa được thi hành án. Năm 2014, ông Hiếu bị xử phạt hành chính, bị tịch thu 10kg vàng của mẹ vợ tặng khi đang vận chuyển. 

Năm 2016, t phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông, tuyên buộc chủ tịch UBND TP.HCM phải hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái quy định. Dù bản án có hiệu lực hai năm nay nhưng chủ tịch UBND TP.HCM vẫn không chịu thi hành.

Chưa có cơ chế bắt buộc cơ quan nhà nước thi hành án

Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy trong năm 2017, t án chuyển cho cơ quan thi hành án gần 2.000 vụ án nhưng chỉ mới thi hành được 276 vụ việc, đạt tỉ lệ rất thấp, trong đó có nhiều việc đối tượng phải thi hành án là UBND, chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện. 

Có những bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực từ năm 2011-2012 đến nay vẫn chưa được thi hành. Lý do: kỷ luật của các cơ quan hành chính trong việc chấp hành các bản án, quyết định của tòa án còn chưa nghiêm; một số cơ quan thi hành án nể nang nhau, ngại va chạm.

Thực tế cho thấy các cơ quan thi hành án chỉ ban hành văn bản thông báo về trách nhiệm thi hành án, t án chỉ được ra quyết định buộc thi hành án. Nếu các cơ quan nhà nước cố tình không thi hành thì người dân có thắng kiện cũng như không, bởi hệ thống pháp luật hiện nay chưa có cơ chế bắt buộc thực hiện.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thịnh – trưởng phòng nghiệp vụ và tổ chức thi hành án Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hải Dương, nhiều án hành chính hiện nay bị “tắc” do hệ thống pháp luật còn bỏ ngỏ, không có chế tài đối với cơ quan nhà nước không chịu thực hiện. Các cơ quan chức năng không có nhiều thẩm quyền khi thi hành án hành chính. 

Luật tố tụng hành chính năm 2010 quy định nếu cơ quan bị thi hành án không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm gửi công văn đôn đốc. Đây là cơ chế bị nhiều người nhận định không hiệu quả, không có tính khả thi.

Xuất phát từ hạn chế nêu trên, Luật tố tụng hành chính năm 2015 bỏ cơ chế “đôn đốc thi hành án”. Thay vào đó, luật quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được bản án thì cơ quan nhà nước phải thi hành án. Trong thời hạn 1 năm, nếu bên phải thi hành án không tự nguyện thực hiện thì người được thi hành án có quyền gửi đơn đề nghị t án xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án. Trong 5 ngày kể từ khi nhận đơn yêu cầu, t án phải ra quyết định. 

Quy định này chưa đủ mạnh để ràng buộc phía cơ quan nhà nước phải thực hiện thi hành án. “Nếu có cơ chế xử lý một vài trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức không tự nguyện thi hành án hành chính thì vấn đề này mới được giải quyết triệt để” – một luật sư đề nghị.

Luật sư NGUYỄN VĂN TÙNG:

Cần có quy định cưỡng chế thi hành án hành chính

Bản chất của các vụ án hành chính là toà tuyên huỷ quyết định hành chính sai trái của cơ quan nhà nước, hoặc buộc chấm dứt hành vi hành chính sai trái. Việc khắc phục hậu quả, ban hành các quyết định thay thế thì chính cơ quan bị thua kiện phải làm.

Hiện nay không có cơ chế cưỡng chế thi hành án hành chính, trong khi cưỡng chế thi hành án dân sự lại có quy định rất rõ ràng và dễ thực hiện.

Do quan điểm các vụ án hành chính nếu người dân thắng kiện thì người bị thi hành án là cơ quan nhà nước, nên không có quy định về cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên, cần có cơ chế đảm bảo bản án của t được thực hiện trên thực tế, nếu không cưỡng chế thì không thi hành án được.