24/01/2025

Bị cáo, luật sư ngăn nhà báo tác nghiệp tại toà có phạm luật?

Ghi âm, ghi hình, chụp ảnh là những hoạt động của nhà báo tại toà. Nhưng tại phiên toà xét xử sai phạm ở Navibank, hoạt động này bị các bị cáo và luật sư bào chữa cản trở. Như vậy có vi phạm pháp luật?

 

Bị cáo, luật sư ngăn nhà báo tác nghiệp tại toà có phạm luật?

Ghi âm, ghi hình, chụp ảnh là những hoạt động của nhà báo tại toà. Nhưng tại phiên toà xét xử sai phạm ở Navibank, hoạt động này bị các bị cáo và luật sư bào chữa cản trở. Như vậy có vi phạm pháp luật?


 

Bị cáo, luật sư ngăn nhà báo tác nghiệp tại tòa có phạm luật? - Ảnh 1.

Bị cáo Phạm Thị Thu Hiền phản ứng nhà báo chụp ảnh tại phiên toà xét xử vụ án xảy ra ở Navibank – Ảnh: TUYẾT MAI

Ngày 2-3, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử vụ án 10 cựu cán bộ Navibank bị cáo buộc về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, để xảy ra thiệt hại 200 tỉ đồng. 

Trong những ngày xét xử vừa qua, dù phóng viên được chủ toạ phiên toà cho phép tác nghiệp nhưng lại bị phản ứng của bị cáo cũng như luật sư bào chữa. Một số bị cáo cho rằng chụp hình các bị cáo phải được sự đồng ý của chính họ.

Phải xin phép bị cáo?

Khi phóng viên chụp hình trước giờ bắt đầu phiên t, bị cáo Phạm Thị Thu Hiền (nguyên trưởng phòng pháp chế, nguyên thành viên HĐTD Navibank) bày tỏ thái độ khá gay gắt: “Chúng tôi cho phép chụp hình chưa?”. 

 

Dù phóng viên giải thích được chủ toạ cho phép tác nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng những bị cáo này vẫn không đồng ý, đồng thời luôn khẳng định phải được sự cho phép của họ và phải có văn bản chấp thuận của HĐXX, báo chí mới được chụp hình. 

Bị cáo này còn khua chân tay, yêu cầu luật sư bào chữa của mình không cho phóng viên chụp hình mình trong phiên t.

Tại phiên tòa này, một luật sư cũng đề nghị HĐXX xem xét việc đảm bảo quyền nhân thân, quyền hình ảnh cho các bị cáo theo quy định của Bộ luật dân sự. HĐXX phải kiểm tra kỹ điều kiện tác nghiệp của phóng viên.

Giải thích đề nghị của luật sư, chủ toạ phiên t Vũ Thanh Lâm cho biết đây là phiên t hình sự xét xử công khai, báo chí được quyền tác nghiệp tại phiên toà, hoạt động của báo chí tuân thủ nội quy phiên t, tuân thủ Luật báo chí và các luật liên quan khác.

Trước đó, trên trang mạng xã hội, luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) nêu ý kiến không đồng tình với việc báo chí tự do đưa hình ảnh cá nhân của bị cáo tại phiên t, trong sân t, hoặc bất cứ địa điểm nào khác mà không cần sự đồng ý của các bị cáo. 

Luật sư Út ám chỉ việc đưa hình ảnh kèm thông tin khác của các bị cáo sẽ gặp phải sự phản ứng quyết liệt của “hội đồng bào chữa” trong thời gian tới.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Út cho rằng các bị cáo trong vụ Navibank bị oan nhưng nhiều trang mạng, báo sử dụng hình ảnh bị cáo kèm theo bài viết mang tính không khách quan gây ảnh hưởng đến thân chủ của ông. 

Tuy nhiên, ông Út thừa nhận ông không có ý nói hoạt động tác nghiệp của các nhà báo chân chính tại phiên t là sai.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP.HCM) nói theo nguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS 2015, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của t án có hiệu lực pháp luật. 

Trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử các bị can, bị cáo được xem là chưa có tội, họ có quyền về nhân thân, về hình ảnh được quy định tại BLDS 2015.

Luật sư Mạch cho rằng việc báo chí đăng tải hình ảnh khi chưa có sự đồng ý của bị cáo có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. 

Trên thế giới, một số quốc gia không cho phép báo chí đưa thông tin và hình ảnh của các bị cáo tại phiên tòa. Một số nước khác không quy định về dân sự, nếu có tranh chấp các bên tự giải quyết trên tinh thần bảo vệ quyền lợi của các bên một cách thỏa đáng.

Tại Việt Nam, nhà báo có thể tác nghiệp, cụ thể là ghi âm, ghi hình, chụp ảnh bị cáo mà không cần sự cho phép của họ. 

Bị cáo có lý khi phản ứng về việc báo chí sử dụng hình ảnh để đưa tin hoặc chụp ảnh quá nhiều mà bản thân họ không biết sử dụng vào mục đích gì. 

“HĐXX, nhất là chủ tọa phiên tòa nên có quy định rõ về quyền, vai trò của báo chí. Được tác nghiệp vào thời gian nào, khi nào, như thế nào để các bị cáo nắm rõ, tránh gây ra sự tự ti, mặc cảm và tổn hại về tinh thần, danh dự” – luật sư Mạch đề nghị.

Được hoạt động nếu đủ điều kiện

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Trí Tuệ – phó chánh án TAND tối cao – cho rằng tại phiên tòa, báo chí tuân theo sự điều hành của chủ toạ phiên t. Điều này được quy định trong các quy định của pháp luật và t án.

Theo ông Tuệ, nếu phóng viên đáp ứng đủ điều kiện để theo dõi phiên tòa thì được tác nghiệp bình thường, nghĩa là có thể chụp hình, ghi âm, ghi hình, đưa tin.

Công dân phải tuân thủ quy định pháp luật về quyền bảo vệ hình ảnh, uy tín nhưng tại phiên tòa xét xử công khai thì tuân theo quyết định của chủ toạ phiên t và nội quy phiên t. Nếu các phóng viên tuân thủ đầy đủ các nội quy phiên t thì được hoạt động trong khuôn khổ cho phép”

Ông Nguyễn Trí Tuệ

Theo ông Đỗ Đức Vĩnh – kiểm sát viên cao cấp Viện KSND cấp cao tại TP.HCM, trong phiên tòa xét xử công khai, mọi công dân đều có thể tham dự. Sự có mặt của báo chí là để tường thuật diễn biến phiên toà nhưng cũng có phần thực hiện chức năng giám sát. 

Cho nên các bị cáo trong phiên t có đề nghị báo chí không chụp hình nếu chưa có sự đồng ý của họ là chưa hiểu đúng về quyền nhân thân được quy định tại Hiến pháp và Bộ luật dân sự. Bởi bản thân bị cáo khi bị khởi tố, truy tố và xét xử đã bị hạn chế một số quyền chứ không còn đầy đủ như những công dân khác.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư TP.HCM) khẳng định những năm gần đây, sự có mặt của các nhà báo tại các phiên t góp phần đáng kể làm giảm các vụ án oan, sai. Đặc biệt, sự đấu tranh tích cực của các nhà báo, tờ báo giúp nhiều thân phận được minh oan. 

Điều đó minh chứng một điều rõ ràng là trong công cuộc cải cách tư pháp, không thể thiếu vai trò giám sát, phản ánh, phản biện của báo chí.

Có quyền tác nghiệp tại phiên t công khai

Điều 25, Luật báo chí năm 2016 quy định: Nhà báo được quyền hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên toà xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.

Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí có quy định những điều không được thông tin trên báo chí: “Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh

truy nã, các cuộc xét xử công khai của toà án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)”.

HOÀNG ĐIỆP – TUYẾT MAI