28/11/2024

Khi trinh sát ra toà làm nhân chứng

TAND TP.HCM vừa phải tạm hoãn một phiên toà mà bị cáo liên tục kêu oan, buộc hội đồng xét xử phải triệu tập một số trinh sát hình sự Công an quận 1 ra làm chứng.

 

Khi trinh sát ra toà làm nhân chứng.

TAND TP.HCM vừa phải tạm hoãn một phiên toà mà bị cáo liên tục kêu oan, buộc hội đồng xét xử phải triệu tập một số trinh sát hình sự Công an quận 1 ra làm chứng.

 

 

Khi trinh sát ra tòa làm nhân chứng - Ảnh 1.

Một nhân chứng là trinh sát hình sự xác nhận với toà về việc sửa báo cáo trong hồ sơ vụ án – Ảnh: H.ĐIỆP

Phiên tòa này được mở ngày 6-12, xét xử bị cáo Trần Quốc Thắng, bị truy tố tội “cướp giật tài sản”. Bị cáo kêu oan từ khi bị bắt đến lúc ra toà. 

Tại phiên tòa, bị cáo tiếp tục khẳng định lời khai của các nhân chứng là sai, vu oan cho bị cáo. Các trinh sát được xác định là nhân chứng của vụ án, được triệu tập đến t để cung cấp lời khai liên quan đến việc bắt giữ bị cáo Trần Quốc Thắng.

Bị cáo kêu oan

Theo hồ sơ vụ án và lời khai của các trinh sát, khoảng 16h ngày 16-5-2013, các trinh sát hình sự Công an quận 1 đang làm nhiệm vụ tuần tra địa bàn thì phát hiện Thắng ngồi sau xe SH 150i do Tỉ (chưa rõ lai lịch) cầm lái. Thấy cả hai có biểu hiện nghi vấn, các trinh sát tiến hành theo dõi.

 

 

Đến đường Bùi Viện (quận 1), Tỉ áp sát một người đàn ông Nga đang cầm iPad đi bộ dưới lòng đường, Thắng lập tức giật iPad nhưng không được. Tỉ chở Thắng bỏ chạy, các trinh sát liền đuổi theo, bắn súng chỉ thiên nhưng Tỉ vẫn không dừng xe. 

Khi đến đường Bến Vân Đồn (phường 6, quận 4), Tỉ quăng xe chạy bộ, Thắng bị bắt giữ cùng chiếc xe. Các trinh sát đưa Thắng về Công an phường Phạm Ngũ Lão (quận 1) lập biên bản phạm tội quả tang.

Tuy nhiên ngay khi bị bắt, Thắng luôn một mực kêu oan, không nhận tội. Thắng còn khai bị bức cung, buộc phải nhận là người ngồi sau xe máy, thực tế Thắng là người cầm lái, bởi xe là của Thắng.

Theo lời Thắng, khi chạy trên đường Bùi Viện, xe máy của Thắng có va chạm với một người đàn ông trên đường. Sau đó Thắng bỏ chạy khi thấy có nhóm thanh niên đuổi theo. Trên đường chạy, Tỉ nhảy xuống lúc nào Thắng không biết. Tới quận 4, Thắng dừng xe và khóa cổ xe thì bị bắt.

Nhân chứng là người bắt bị cáo

Khai trước tòa, các nhân chứng là trinh sát hình sự đều cho rằng trực tiếp thấy Thắng ra tay cướp giật tài sản của một du khách nên truy đuổi.

Có trinh sát khai không còn nhớ hết sự việc bởi chuyện xảy ra 4 năm rồi, trong tình huống khẩn cấp đuổi theo tội phạm không thể để ý hết được những thứ như màu áo của Thắng, ai là người trực tiếp hỗ trợ nhóm trinh sát đưa xe tang vật cũng như đưa Thắng về Công an quận 1…

Các trinh sát cũng cho biết địa bàn quận 1 là nơi đông dân cư và nhiều khách nước ngoài nên phải chạy vòng vòng để tuần tra là bình thường. Nếu phát hiện đối tượng khả nghi thì theo dõi, khi đối tượng có hành vi phạm tội lập tức bắt quả tang ngay. Không thấy các trinh sát nói rõ dấu hiệu nào của Thắng khiến đối tượng bị nghi vấn, chỉ nói đây là kỹ năng nghiệp vụ.

Đặc biệt, trong hồ sơ vụ án có đến 2 bản báo cáo của các trinh sát về việc bắt giữ người phạm tội quả tang bị tẩy xoá. 

Các trinh sát khai chính tay mình sửa chữa những biên bản này để ghi chữ cho rõ hơn. Các trinh sát cũng luôn khẳng định việc bắt giữ người phạm tội quả tang là đúng, đồng thời cam đoan trước tòa về lời khai của mình là trung thực.

7 lần trả hồ sơ

Vụ án bị tòa trả hồ sơ 7 lần, trong đó có 5 lần mở phiên t. Tất cả các lần tòa trả hồ sơ đều do có mâu thuẫn trong lời khai của nhân chứng, hồ sơ vụ án hay có dấu hiệu vi phạm về tố tụng.

Điển hình như t yêu cầu làm rõ mâu thuẫn liên quan đến nhân chứng N.. Ông N. là người duy nhất chứng kiến rõ sự việc cướp giật tài sản, trực tiếp đưa du khách người Nga đến công an phường trình báo trước khi bắt được Thắng. 

Tuy nhiên, việc bắt Thắng và lập biên bản phạm tội quả tang lại được ghi nhận trước khi ông N. làm báo cáo vụ việc. T cho rằng như vậy là không có căn cứ để nhận định lời khai của ông N. hoàn toàn khách quan.

Báo cáo của các nhân chứng cũng bị tẩy xoá, nhân chứng khai có sự tham gia của Công an phường 6, quận 4 trong việc bắt giữ Thắng nhưng thực tế sau khi rà soát thì không có ai là Công an phường 6, quận 4 tham gia việc bắt giữ này. 

Công an phường 6, quận 4 cũng không tìm ra ai là người chứng kiến việc bắt giữ Thắng…

Ngoài ra, luật sư còn chỉ ra mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng về thời gian bắt, địa điểm bắt Thắng, mâu thuẫn về việc lập các biên bản tố tụng, việc mời người phiên dịch cho bị hại không thực hiện theo đúng thủ tục tố tụng…

Tạm hoãn phiên toà

Sau khi bắt giữ Thắng, Cơ quan điều tra Công an quận 1 khởi tố vụ án, đề nghị phê chuẩn khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam nhưng Viện KSND quận 1 từ chối vì không đủ căn cứ. 

Vụ án được tạm đình chỉ, đến tháng 6-2014 thì được phục hồi điều tra. Thắng bị bắt tạm giam ngày 25-7-2014 đến ngày 4-8-2017 được tại ngoại.

Cáo trạng thể hiện tại cơ quan điều tra, Thắng không nhận tội. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của người bị hại và nhân chứng, có đủ cơ sở kết luận Thắng thực hiện hành vi cướp giật.

Tại phiên tòa, sau phần xét hỏi bị cáo và lấy lời khai nhân chứng, tòa tuyên hoãn phiên t để có thời gian đánh giá chứng cứ.

Triệu tập trinh sát là đúng luật

Theo thẩm phán chủ tọa phiên tòa, vụ án chỉ dựa vào lời khai của nhân chứng và bị hại nhưng các lời khai này lại có nhiều mâu thuẫn với lời khai của bị cáo, cho nên toà thấy cần thiết phải triệu tập các trinh sát hình sự đến tòa để làm rõ.

Việc triệu tập nhân chứng là các trinh sát (những người trực tiếp bắt giữ đối tượng) được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự.

Theo quy định, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

Luật cũng quy định nghĩa vụ của người làm chứng là phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan… thì có thể bị dẫn giải đến toà.

 

HOÀNG ĐIỆP [email protected]