06/11/2024

Tranh cãi về thuốc ung thư giả VN Pharma nhập lậu

Đó là nội dung tranh luận gay gắt giữa các bị cáo, luật sư và đại diện Viện KSND TP.HCM giữ quyền công tố tại phiên toà xét xử nguyên tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng và đồng phạm.

  

Tranh cãi về thuốc ung thư giả VN Pharma nhập lậu

Đó là nội dung tranh luận gay gắt giữa các bị cáo, luật sư và đại diện Viện KSND TP.HCM giữ quyền công tố tại phiên toà xét xử nguyên tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng và đồng phạm. 

 

 

Tranh cãi về thuốc ung thư giả VN Pharma nhập lậu
Nguyên tổng giám đốc VN Pharma  Nguyễn Minh Hùng tại phiên toà – Ảnh: HỮU KHOA

Tại phiên tòa ngày 22-8, đa số các bị cáo nguyên là cán bộ, nhân viên Công ty cổ phần VN Pharma (VN Pharma) bị xét xử trong vụ án đều không thừa nhận trách nhiệm trong việc nhập khẩu 9.300 hộp thuốc chữa trị ung thư giả về VN.

Thuốc chuẩn, chỉ có 
hồ sơ là giả?

Hồ sơ và lời khai tại toà thể hiện khi mua lô thuốc H-Capita trị ung thư, Nguyễn Minh Hùng (nguyên tổng giám đốc VN Pharma) biết rõ quy định của Bộ Y tế về hồ sơ kỹ thuật thuốc phải do Công ty Helix Canada (đơn vị bán thuốc) cung cấp.

Tuy nhiên, do đơn vị bán thuốc không cung cấp được các giấy tờ này nên Hùng đã chỉ đạo dược sĩ Phạm Văn Thông (làm thuê) viết hồ sơ kỹ thuật thuốc H-Capita để nộp cho Bộ Y tế, nhằm xin cấp phép nhập khẩu thuốc và đăng ký lưu hành tại VN.

 

Tại tòa, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Võ Mạnh Cường – người phân phối thuốc cho VN Pharma) cho rằng tiêu chuẩn và chất lượng thuốc trong hồ sơ xin nhập khẩu thuốc H-Capita do bị cáo Phạm Văn Thông viết là hoàn toàn không có căn cứ pháp lý.

Tuy nhiên Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương lại dựa vào tiêu chuẩn này để giám định lô thuốc H-Capita là hoàn toàn không đảm bảo tính pháp lý và căn cứ khoa học.

Tại toà, bị cáo Thông cho rằng lô thuốc H-Capita là thuốc trị ung thư đạt chuẩn, chỉ có hồ sơ thuốc là được làm giả.

Trong cáo trạng, kết luận của hội đồng giám định thể hiện: giám định của Bộ Y tế về lô thuốc H-Capita chứa 97% hoạt chất capecitabine – là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.

Tuy nhiên theo luật sư Hoài, kết luận giám định cũng thể hiện căn cứ vào các tài liệu chuyên môn được thế giới đang áp dụng thì hoạt chất capecitabine có tác dụng làm chậm hoặc ngừng sự tăng trưởng tế bào ung thư và làm giảm kích thước khối u, được dùng để điều trị một số loại bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư vú.

Từ đó, luật sư Hoài cho rằng hội đồng giám định kết luận thuốc H-Capita là “thuốc kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người” là không có căn cứ.

Ông Hoài cũng đặt vấn đề: Cục Quản lý dược đã cấp giấy phép cho VN Pharma nhập 9.300 hộp H-Capita về VN.

Đồng thời theo kết luận của hội đồng giám định thì chất lượng thuốc H-Capita chưa đạt tiêu chuẩn cũng theo thẩm định và phê duyệt của Cục Quản lý dược.

Vì vậy, luật sư Hoài kiến nghị t trả hồ sơ điều tra bổ sung, yêu cầu giám định lại với thành phần hội đồng giám định mới không có các thành viên thuộc Cục Quản lý dược.

Tranh cãi về thuốc ung thư giả VN Pharma nhập lậu
Các bị cáo tại phiên toà – Ảnh: HỮU KHOA

Nhiều kẽ hở trong quản lý

Dù có nhiều ý kiến trái chiều quanh chất lượng lô thuốc, tuy nhiên tại t, các bị cáo đều thừa nhận hồ sơ và tiêu chuẩn thuốc được viết giả.

Quá trình điều tra cho thấy 9.300 hộp thuốc H-Capita được dán tem từ Ấn Độ về Singapore, sau đó nhập khẩu về VN.

Tuy nhiên xác minh mã vạch, mã số in trên vỏ thuốc thì không được đăng ký bởi quốc gia nào. Kết quả điều tra và uỷ thác tư pháp cho thấy không có công ty nào đăng ký kinh doanh như giấy tờ của VN Pharma nộp cho Cục Quản lý dược.

Các chứng thực hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán VN tại Canada về giấy tờ công ty đều là giả mạo.

Tại t, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng thông qua vụ án này cho thấy có những kẽ hở trong quản lý nhà nước đối với ngành dược hiện nay.

Vụ án này cho thấy bên cạnh việc mua bán thuốc giả, kém chất lượng, để lại hậu quả nặng nề cho người dân thì còn có sự tha hoá của các bác sĩ, những người hành nghề y đã nhận hoa hồng để kê đơn thuốc kém chất lượng cho người dân.

Luật sư Trương Anh Tú kiến nghị Bộ Y tế cần phải chấn chỉnh ngay tình trạng này.

Phiên tòa vẫn đang tiếp tục phần tranh luận.

Trách nhiệm của Cục Quản lý dược tới đâu?

Dù là đơn vị duyệt hồ sơ xin nhập khẩu thuốc của VN Pharma, tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý dược không được triệu tập tham gia phiên tòa.

Theo cáo trạng, mặc dù hồ sơ xin nhập khẩu thuốc có thiếu sót, mâu thuẫn nhưng Cục Quản lý dược không phát hiện. Khi VN Pharma trình hồ sơ thuốc H-Capita, Cục Quản lý dược đã thành lập tổ thẩm định để thẩm định hồ sơ.

Mặc dù hồ sơ có một số nội dung không thống nhất nhưng tổ thẩm định không phát hiện được mà đề nghị duyệt nhập đơn hàng.

Trên cơ sở đó, Cục Quản lý dược đã cấp giấy phép cho VN Pharma nhập 200.000 hộp thuốc H-Capita, trong đó có 9.300 hộp nhập vào VN. Sau khi cấp phép, Cục Quản lý dược mới nghi ngờ, tiến hành kiểm tra và phát hiện hàng loạt sai phạm tại VN Pharma.

TÂM LỤA