Trong mắt người nước ngoài: lý lịch chỉ để tham khảo
Một số người nước ngoài bày tỏ suy nghĩ của họ xung quanh việc xét lý lịch ở Việt Nam, sau khi báo Tuổi Trẻ phản ánh một số trường hợp bị làm khó khi yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận lý lịch.
Trong mắt người nước ngoài: lý lịch chỉ để tham khảo
Một số người nước ngoài bày tỏ suy nghĩ của họ xung quanh việc xét lý lịch ở Việt Nam, sau khi báo Tuổi Trẻ phản ánh một số trường hợp bị làm khó khi yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận lý lịch.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM không yêu cầu sinh viên phải xác nhận lý lịch từ chính quyền địa phương trong hồ sơ nhập học – Ảnh: NHƯ HÙNG |
Sơ yếu lý lịch có vai trò gì trong việc giúp nhà trường và các công ty quản lý sinh viên và nhân viên của mình?
Ảnh: QUỐC SỬ |
* Ông Robert Cotgrove (người Úc):
Không cần xác nhận nhưng phải chính xác
Thông thường, một bản lý lịch ở phương Tây cũng bao gồm các thông tin tiểu sử cơ bản như tên, tuổi của ứng viên, những thông tin liên quan đến công việc hoặc quá trình học tập, bề dày kinh nghiệm và bằng cấp.
Trong một số trường hợp, ứng viên cần cung cấp bản sao kết quả học tập và thông tin về người mà công ty/nhà trường có thể tham khảo, kiểm tra thông tin của ứng viên.
Tôi nghĩ việc nhà tuyển dụng và trường đại học ở Việt Nam yêu cầu ứng viên, sinh viên phải xác nhận lý lịch cũng không có gì là bất hợp lý.
Vấn đề bất hợp lý ở đây là chuyện cán bộ địa phương gây khó dễ cho người yêu cầu xác nhận lý lịch.
Qua báo chí, tôi biết một số trường hợp học sinh, ứng viên gặp khó khăn vì những xác nhận bất lợi trong lý lịch của mình, như có người bị phê là không chấp hành quy định vì không đóng tiền làm đường!
Điều này có thể dẫn đến việc học sinh mặc cảm khi vào trường, người xin việc bị ảnh hưởng…
Tôi nghĩ chuyện nhà trường xem trọng thông tin về lý lịch mà sinh viên cung cấp cũng hợp lý, nhưng chỉ nên xem đó là thông tin tham khảo, chứ không nên yêu cầu phải có xác nhận từ địa phương.
Ở Úc, sơ yếu lý lịch nói chung được sử dụng để hỗ trợ ứng viên và phải đảm bảo tính chính xác, mặc dù không cần phải được chính quyền xác nhận.
Người đi xin việc hay xin vào trường đại học cần phải nộp bản sao các giấy tờ liên quan đến học thuật, bằng cấp cùng thông tin liên lạc chi tiết của những người mà đơn vị xét đơn có thể tham khảo để kiểm tra thông tin mà ứng viên khai.
Ngoài ra, bất cứ tổ chức, công ty, trường học nào cũng có quyền quyết định họ cần ứng viên nộp những giấy tờ gì.
Ảnh: NVCC |
* Ông Denis Voight (người Úc):
Việt Nam thiếu cơ sở dữ liệu số hóa
Thật tình tôi không hiểu làm thế nào mà một sơ yếu lý lịch có thể giúp quản lý một sinh viên hoặc nhân viên?
Theo quan điểm của tôi, sơ yếu lý lịch là một công cụ để tuyển chọn các ứng viên, là bước đầu tiên cho thấy ứng viên đáp ứng được các điều kiện yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Tôi có nghe về việc Bộ GD-ĐT Việt Nam không yêu cầu sinh viên phải xác nhận lý lịch tại địa phương, nhưng một số trường vẫn yêu cầu.
Tôi có thể hiểu được sự bối rối của các trường vì cơ sở dữ liệu ở Việt Nam vẫn chưa được số hoá, như cách mà các nước phát triển quản lý công dân của họ. Thực tế cho thấy các văn phòng ở Việt Nam luôn ngập tràn giấy tờ!
Ở Úc, chính phủ luôn nắm đầy đủ thông tin của người dân thông qua số hồ sơ thuế. Số hồ sơ này là điều kiện phải có để người dân có thể nhận lương, mở tài khoản ngân hàng hay có bảo hiểm sức khoẻ.
Ứng viên không cần phải nộp hình ảnh trong hồ sơ xin việc (trừ khi họ muốn trở thành diễn viên hay người mẫu) và không phải khai về tình trạng hôn nhân, tình trạng khuyết tật, trừ khi những điều này gây trở ngại cho công việc họ muốn làm.
Sau khi nhận ứng viên, công ty có thể sẽ tiến hành xác nhận lời khai của ứng viên sau đó. Ví dụ bạn ứng tuyển vào ngành tài chính, công ty sẽ xem xét lịch sử tín dụng của bạn…
* ÔngBill Harany (người Canada): Công ty Canada tự xác nhận lý lịch nhân viên Ở Canada, các công ty thường tự bỏ tiền để điều tra ứng viên của họ hơn là mong đợi chính quyền làm việc đó. Tôi không nghĩ các công ty có thể kiểm tra nhân viên tương lai của họ chỉ nhờ vào sơ yếu lý lịch. Ở phương Tây, phòng nhân sự của các công ty lớn thường kiểm chứng với nơi làm việc trước của ứng viên, nhà trường hay những người được ứng viên giới thiệu để có thể chắc chắn rằng người ứng tuyển vào công ty nói đúng sự thật về bản thân. Theo tôi, cách đó tốt hơn là yêu cầu chính quyền chứng nhận thông tin về gia đình hay các thông tin nền khác của ứng viên. Việc nhà trường hay các công ty yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận lý lịch của ứng viên, theo tôi, cũng hình thức tương tự như chuyện khám sức khoẻ trước khi xin việc. Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu nhân viên mới nộp giấy khám sức khoẻ ngay cả khi mọi người đều biết rằng việc khám sức khoẻ này rất sơ sài, hình thức. |